Những cha mẹ cho phép con mình ngủ chung trên giường đang mạo hiểm cuộc sống của chính đứa trẻ – đó là lời cảnh báo sau khi kết thúc một cuộc điều tra về cái chết của bé sơ sinh 11 tuần tuổi Darcie-Rose Souster.
Cô bé 11 tháng tuổi tử vong sau khi ngủ chung với bố mẹ. |
Theo đó, cô bé Darcie-Rose qua đời vào ngày 22 tháng 1 vì bị thiếu oxy sau khi em nằm ngủ trên cánh tay cha mình, anh Justin Souster.
Bé gái được đưa đến Bệnh viện đa khoa Northampton sau khi cha mẹ em thức dậy và phát hiện cơ thể con mình mềm nhũn, không có bất kỳ phản ứng nào.
Anh Souster, bố của Darcie-Rose cho biết, trước khi đi ngủ, anh đặt con gái ngủ trên tay mình, giữa hai vợ chồng. Ban đêm, cậu con trai lớn của anh lại trèo vào ngủ cùng cha mẹ và em. Đến khoảng 1h30 phút sáng khi tỉnh giấc, anh phát hiện cánh tay mình tê cứng, khi gạt tay ra, con gái anh đổ phịch xuống giường, bất động không còn thở. Xe cấp cứu đã được gọi ngay lập tức nhưng không may, cô bé xấu số đã tử vong 10 phút trước khi đến bệnh viện.
Xe cấp cứu đã được gọi ngay lập tức nhưng không may, cô bé xấu số đã tử vong 10 phút trước khi đến bệnh viện. |
Tiến sĩ Roger Malcomson, một nhà tư vấn nghiên cứu bệnh học nhi khoa, người thực hiện khám nghiệm tử thi em bé tìm thấy bằng chứng máu đọng trong phổi của trẻ và các dấu hiệu khác của việc bị ngạt, thiếu oxy.
Ông cho biết, có thể bé Darcie-Rose mắc hội chứng đột tử trong khi ngủ SID, nhưng cũng có thể chính môi trường ngủ không an toàn – ngủ với một lúc 3 người trên cùng một trường đã làm tăng nguy cơ rủi ro của em bé.
“Do đầu đứa trẻ được đặt trên cánh tay cha, cổ bị uốn cong nên càng dễ bị ngạt khi ngủ chung với nhiều người”.
Cha mẹ của em bé vẫn chưa thể chấp nhận lý do con mình tử vong là do ngủ chung với gia đình. Họ cho rằng cuộc điều tra chưa được kỹ lưỡng và báo cáo Darcie-Rose có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp thời điểm đó.
Tuy nhiên kết quả khám nghiệm tử thi lại cho thấy Darcie-Rose chỉ bị virus cảm lạnh thông thường, không có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp.
Những lưu ý khi cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ
Ở Việt Nam, trẻ nhỏ đa phần đều được ngủ chung giường với bố mẹ để tiện chăm sóc cũng như để tăng tình cảm, sự gắn kết. Điều này phù hợp với văn hóa ta, tuy nhiên để hạn chế các nguy hại đến từ việc ngủ chung giường, bố mẹ nên lưu ý những điều sau.
Mua một chiếc giường to
Nếu giường quá bé ngủ chung với nhau sẽ không thoải mái hoặc không vui vẻ. Tốt nhất phụ huynh nên chuẩn bị một cái giường có kích thước thật lớn, nhưng nếu phòng ngủ bé thì nên nghĩ đến việc mua một chiếc giường nhỏ cho bé đặt bên cạnh giường bố mẹ. Như vậy sẽ giảm được tình trạng chăn của bố mẹ kéo lên cao chèn vào mũi của trẻ làm trẻ ngưng thở, nếu trẻ hay trở mình hay quẫy đạp thì cũng không đạp phải bố mẹ.
Chú ý sự an toàn của đệm
Đệm của giường nhất định phải cứng. Nếu trẻ ngủ trên chiếc giường có đệm mềm hoặc xung quanh đều là gối và bộ đồ giường mềm, trẻ có thể bị nóng bức hoặc ngưng thở. Nếu giường của bạn có rào chắn xung quanh hoặc đầu giường dựa vào tường, trẻ sẽ không bị rơi xuống sàn nhà gây nguy hại cho sức khỏe.
Chăn ga gối trên giường phải nhẹ và ít
Nếu bố mẹ ngủ chung giường với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hãy cố gắng ít dùng chăn và chăn phải nhẹ để giảm bớt nguy cơ trẻ bị nóng bức và ngạt thở. Nguy cơ này thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Từ 3-10 tháng tuổi, nguy hiểm lớn nhất cho trẻ đến từ việc rơi khỏi giường xuống sàn nhà hoặc đập đầu vào tường hoặc đầu giường. Ngoài ra trên giường ngủ cũng không nên đặt nhiều đồ chơi của trẻ.
Không cho trẻ nằm trên gối hoặc đầu bị bịt kín
Bố mẹ nên nhớ không bao giờ đặt trẻ nằm ngủ trên một cái gối lớn bởi vì trẻ có thể lật úp người xuống từ trên gối hoặc có nguy cơ ngạt thở giữa những giữa những nếp gấp của chiếc gối mềm. Bố mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng ngủ của trẻ, đảm bảo trẻ không thể xoay úp xuống dưới hoặc cẩn thận đầu của trẻ có thể bị chăn che đậy làm cho trẻ quá nóng bức hoặc hô hấp khó khăn.
Không nên cho trẻ nằm ngủ cạnh anh/chị
Cả gia đình bố mẹ và 2 con nhỏ có thể ngủ cùng nhau trên một chiếc giường, chỉ cần hai đứa trẻ không nằm cạnh và dựa vào nhau.
Anh/chị cũng còn nhỏ không biết trẻ só sinh không thể bảo vệ mình khỏi việc nghẽn thở, vì vậy, anh/chị lớn hơn có thể sơ ý nằm trở qua trở lại và lăn đến bên trẻ hoặc một cánh tay vươn ra đến miệng hoặc đầu của trẻ. Các anh/ chị trên 2 tuổi trở lên thường là “chuyên gia chuyển động” khi ngủ, điều này có nghĩa là trẻ lớn hơn một chút có thể lỡ tay quăng quật tay vào mặt trẻ hoặc đạp chân vào em bé.
Ngược lại cũng vậy, cho nên bố mẹ không nên cho trẻ ngủ cạnh anh/chị trên một chiếc giường, người chồng hoặc vợ nằm giữa hai đứa trẻ.
Không nên cho trẻ nằm một mình trên một chiếc giường lớn
Mặc dù trẻ có thể ngủ rất an toàn giữa chồng và vợ, tuy nhiên nếu một trong 2 người dậy đi wc hoặc buổi sáng đi làm sớm, trẻ cũng dễ rơi xuống sàn. Rất nhiều bố mẹ rời khỏi giường và để trẻ nằm một mình, hai bên đặt gối để chèn không cho trẻ lăn xuống giường, nhưng do trẻ có thể nằm lật lại và úp mặt vào gối gây khó thở, ngạt thở. Cách lý tưởng nhất là dùng giường có rào chắn xung quanh hoặc trước khi rời đi đặt trẻ nằm trong nôi là an toàn nhất.
Nếu ngủ cùng trẻ không nên hút thuốc, uống rượu
Các ông bố bà mẹ hút thuốc, uống rượu không nên ngủ cùng giường với trẻ. Mặc dù chưa có nghiên cứu về việc nguyên nhân đích thực là do đâu, nhưng nếu trẻ ngủ cùng với người hút thuốc, uống rượu, trẻ sẽ có nguy cơ bị hội chứng đột quỵ, tắt thở rất cao.
Ngoài ra nên chú ý dụng cụ trên giường phải sạch sẽ, không khí trong phòng thoáng đãng để trẻ được hít thở không khí trong lành và giữ được sức khỏe tốt.
Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn bình thường nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”. |