2016-02-07 10:00:23
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"cach-chuan-bi-mam-co-cung-giao-thua-dung-va-day-du-nhat":"C\u00e1ch chu\u1ea9n b\u1ecb m\u00e2m c\u1ed7 c\u00fang giao th\u1eeba \u0111\u00fang v\u00e0 \u0111\u1ea7y \u0111\u1ee7 nh\u1ea5t","chuan-bi-mam-co-cung-giao-thua":"chu\u1ea9n b\u1ecb m\u00e2m c\u1ed7 c\u00fang giao th\u1eeba","mam-co-cung-giao-thua":"m\u00e2m c\u1ed7 c\u00fang giao th\u1eeba"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzAyLzA3L2NodWFuLWJpLW1hbS1jby1jdW5nLWdpYW8tdGh1YS0zLXBodW51eXRvZGF5dm5fMTQ1NDgxNDM4My0wOTMwNTdjYWNoLWNodWFuLWJpLW1hbS1jby1jdW5nLWdpYW8tdGh1YS1kdW5nLXZhLWRheS1kdS1uaGF0LmpwZw==.webp

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa đúng và đầy đủ nhất

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng, các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị lễ vật, đèn hương làm lễ kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới.

Cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

me
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Cụ thể như sau:

Cỗ mặn gồm: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay gồm: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn). Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.


Cúng Giao thừa ngoài trời 

Theo quan niệm của các cụ thì mỗi năm Thiên đình lại thay mới toàn bộ quan quân trông nom mọi việc dưới hạ giới, trong đó sẽ có một vị trí quan toàn quyền là người đứng đầu. Nếu năm đó dân chúng được mùa, không phải chịu nhiều thiên tai, bệnh dịch hay chiến tranh thì vị quan toàn quyền được đánh giá là người giỏi giang, anh minh. Ngược lại nếu hạ giới phải chịu cơ cực thì có nghĩa là ông quan toàn quyền này là người kém cỏi, lười biếng và tham lam.  

me
Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện.

Như vậy, theo hình dung của ông bà ta ngày xưa thì phút Giao thừa là lúc mà quan quân trong nom hạ giới năm cũ kéo về trời và quan quân mới sẽ kéo xuống để tiếp quản hạ giới. Đó cũng là lúc mà quân đi, quân về ào ạt trên không trung mà mắt thường không nhìn thấy được. Nhiều quan qauan vội vã nên chưa kịp ăn uống gì. 

Việc bàn giao giữa năm cũ và năm mới diễn ra rất khẩn trương nên nếu chủ nhà chỉ cúng Giao thừa trong nhà thì nhiều quan quân không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn uống vội vàn hoặc chỉ có thể chứng kiến lòng thành của gia chủ mà thôi. Với ý nghĩ đó nên trong đêm Giao thừa, nhiều gia đình còn mang cả gà, xôi, hoa quả, bánh kẹo ra ngoài trời để bày tỏ lòng thành với quan quân đã từng cai quản đồng thời đón quan quân mới xuống làm nhiệm vụ. Trí tưởng tượng của ông bà ta ngày xưa còn được thêm thắt và lưu truyền cho tới bây giờ. Theo đó, hàng năm, nhà nhà, người người đua nhau cúng Giao thừa ngoài trời, thậm chí có nhiều gia chủ còn chuẩn bị những mâm cỗ rất cầu kỳ, bắt mắt để được quan quân chú ý và ưu ái gia đình mình hơn. 

Tuy nhiên, các cụ ta cũng có những câu chuyện răn đời như: Mặc dù các quan quân có bận rộn, khẩn trương khi bàn giao công việc nhưng vì họ đều là người nhà trời nên có khả năng thấu hiểu lòng dạ của gia chủ. Nếu có ý định mua chuộc, cầu lợi, đút lót thì chỉ cần nhìn dấu hiệu ở lửa đèn, khói hương là có thể biết ngay, lúc đó các vị quan quân sẽ bay thẳng chứ không thèm ngó ngàng tới nhà đó.

Còn những gia đình chân chất, thật thà, lòng thành ngay thẳng thì thậm chí là mẫm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời rất đơn giản như chén rượu, nén nhang, đĩa xôi là các vị có thể biết ngay mà vẫn thưởng thức cỗ cúng và dốc lòng phù hộ.

22 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 đầu năm mới bạn phải tránh
22 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 đầu năm mới bạn phải tránh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Những ngày đầu năm, người Việt thường có những tục kiêng kỵ để tránh những điều xui xẻo, không hay đến với gia đình, người thân của mình.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...