Cách trồng cây lộc vừng trong chậu
Các dụng cụ trồng cây lộc vừng như ang, chậu, bể… cần phải rộng và có lỗ thoát nước ở bên dưới vì vốn dĩ loài cây này không chịu được sự úng ngập. Về đất trồng, bạn nên chọn loại đất màu và trộn thêm vào đó xỉ than, trấu và một ít phân chuồng đã hoai mục nhé.
Sau khi trồng cây lộc vừng vào trong chậu, bạn nên chú ý giữ ẩm cho đất bằng cách tưới nước để thúc cây ra rễ mới. Tuy nhiên, lượng nước tưới chỉ nên ở mức vừa phải, không nên tưới quá nhiều khiến nước thoát không kịp dẫn đến hiện tượng úng ngập làm cây héo rũ rồi chết.
Riêng trong trường hợp muốn để ngâm bầu cây khi trồng lộc vừng vào chậu thì bạn nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại. Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa nhé.
Nếu biết cách trồng và chăm sóc, cây lộc vừng của bạn sẽ cho hoa và lộc không chỉ làm cảnh trong nhà mà còn mang lại tài vận và may mắn nữa. |
Cách chăm cây lộc vừng đúng kỹ thuật
Chăm sóc cây lộc vừng cũng giống như chăm sóc các loài cây cảnh khác, nếu nắm được kỹ thuật thì việc chăm sóc sẽ vô cùng đơn giản.
Bạn chỉ cần đặt chậu cây ở nơi thoáng để cây tiếp nhận đủ ánh sáng và phát triển đồng đều về cả 4 hướng, đồng thời chú ý đến chế độ tưới nước để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây mà không gây ngập úng.
– Tưới nước phân bổ sung dinh dưỡng cho cây khoảng 1 tháng 1 lần.
– Thường xuyên quan sát cây để phát hiện sự xâm hại của sâu bọ kịp thời, sau đó phun thuốc diệt trừ để bảo vệ cây.
– Sau khi trồng được 2 – 3 năm, bạn cần tiến hành trồng lại để thay đất mới cho cây. Nếu không, đất cũ sẽ không có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển và ra lộc hoa đúng mùa. Đây là một kỹ thuật quan trọng trong cách trồng cây lộc vừng mà chỉ những người sành chơi cây cảnh mới biết.
Cách khắc phục cây bị úng nước và héo rũ
Trường hợp là cây lộc vừng mới trồng, khi bị héo rũ do ngập úng, bạn cần vặt bỏ hết lá, đồng thời khoan thêm lỗ dưới đáy chậu để nước thoát nhanh hơn. Khoảng 2 – 3 ngày sau khắc phục, khi bầu đất đã khô ráo thì bạn mới tiếp tục chế độ chăm sóc, tưới tiêu để cây phát triển trở lại.
Trường hợp cây lộc vừng đã được trồng từ lâu, khi bị úng thì bạn có thể xử lý bằng một trong hai cách sau:
– Vặt bỏ toàn bộ lá, khoan thêm lỗ để thoát nước. Đồng thời khoét bỏ hết phần đất và rễ xung quanh cách thành chậu khoảng 10 phân, lưu ý là khoét từ miệng cho đến tận đáy chậu nhé. Sau khi khoét xong, bạn thêm phần đất, trấu và phân đã trộn đều khác vào thay thế. Tiếp đến là tưới nước nhẹ vào phần đất mới cho đến khi thấy nước rỉ ra từ các lỗ thoát bên dưới đáy chậu là được.
– Vặt bỏ toàn bộ lá, đánh bầu cây ra khỏi chậu, cắt bỏ phần rễ đã bị thối. Đồng thời với đó là khoan lại các lỗ thoát nước dưới đáy chậu, cho thêm đất, trấu và phân mới vào rồi trồng cây lại từ đầu.
3 cách để kích thích cây Lộc Vừng ra hoa
1. Về chế độ ánh sáng
Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.
2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ : Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa
Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Cách chọn mua gia cầm ngon mẹ đảm nào cũng cần biết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cùng tìm hiểu những mẹo chọn mua gia cầm ngon dưới đây để các món ăn thêm phần hấp dẫn. |