Cha mẹ thường có thói quen ngoáy tai cho trẻ mỗi khi trẻ tắm xong mà không biết đã vô tình đã tạo điều kiện làm tổn thương đến tai của trẻ. Việc ngoáy tai cho trẻ không nên lạm dụng quá mức và tốt nhất nên để ráy tai tự nhiên ra ngoai. Tuy nhiên, khi cần thiết thì các mẹ phải thực hiện các bước ngoáy tai cẩn thận.
Việc lấy tăm bông lau ống tai cho trẻ có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Vì ống tai của trẻ sơ sinh có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có vật dơ hay bụi bặm vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Ráy tai của trẻ sẽ tự động rơi ra ngoài mà không cần phải lấy ráy tai ra cho trẻ.
Cha mẹ thường có thói quen ngoáy tai cho trẻ mỗi khi trẻ tắm xong mà không biết đã vô tình đã tạo điều kiện làm tổn thương đến tai của trẻ. |
Chính vì thế thói quen mỗi lần tắm xong cho trẻ các bà mẹ thường lấy cây tăm bông lau ống tai cho trẻ. Điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương. Vì nếu lau tai thường xuyên, gáy tai của trẻ sẽ bị đẩy vào sâu hơn. Khi ráy tai nằm sâu vào bên trong việc lấy ra sẽ rất đau vì ống tai gồm 2 đoạn là ống xương và đoạn ngoài ống tai sụn. Khi lấy gáy tai cho trẻ nếu chạm tới vùng ống tai xương thì rất đau. Vì khi chúng ta ngoáy tai cho trẻ thường không biết điểm dừng, trẻ sẽ bị đau và có phản xạ chuyển động đầu dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Phòng khám Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng tại 48/4 Hồ Biểu Chánh, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều cha mẹ thường sử dụng bông ngoáy tai để làm sạch ráy tai và loại bỏ các bụi bẩn trong lỗ tai cho trẻ sơ sinh.
Việc làm này không nguy hại đến thính giác của trẻ và cũng không gây viêm tai giữa. Tuy nhiên dùng bông ngoáy tai không cẩn trọng và đúng cách cho thể gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Thêm vào đó, theo một số chuyên gia chuyên khoa Tai – Mũi – Họng khác, các mẹ cũng không nên lạm dụng việc sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ hàng ngày. Một tuần nên làm sạch tai cho trẻ từ 2-3 lần. Bởi vì việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.
Khi dùng bông ngoáy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Các bậc phụ huynh phải vệ sinh đúng cách và sát trùng tay sạch sẽ trước khi ngoáy tai cho trẻ.
– Bông ngoáy tai không đáng sợ như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Khi trẻ gặp nước, mẹ vẫn có thể dùng cho con. Tuy nhiên, các mẹ cần thao tác hết sức nhẹ nhàng tránh gây trầy xước ống tai của trẻ.
– Hết sức cẩn thận vì khi dùng bông ngoáy tai bé có thể hất tay phản ứng hay mọi người xung quanh tác động vào có thể gây thủng màng nhĩ của bé. Màng nhĩ của trẻ có thể bị thủng dưới áp lực nhẹ, dù chỉ là chiếc tăm bông đơn thuần.
– Khi tắm cho trẻ các mẹ nên cố gắng không để nước rơi vào tai trẻ. Nếu trẻ có ráy tai, khó lấy các mẹ nên nhỏ chút nước muối sinh lý trước đó từ 2-3 ngày. Làm cách này khi ráy tai mềm sẽ tự chảy ra ngoài hoặc nếu lấy sẽ dễ dàng hơn, trẻ không bị đau rát.
– Khi trẻ đang bị viêm tai giữa cấp không nên ngoáy tai cho bé vì sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến tai bé.
Lý do khiến việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là “sai bét”
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Nhiều bà mẹ mới sinh thường có thói quen đội mũ cho bé ngay cả khi ở trong phòng kín, điều này không cần thiết. |