2015-09-15 15:49:59
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"be-moc-rang":"b\u00e9 m\u1ecdc r\u0103ng","cham-soc-be-moc-rang":"Ch\u0103m s\u00f3c b\u00e9 m\u1ecdc r\u0103ng","lam-me":"l\u00e0m m\u1eb9","me-con":"m\u1eb9 con","nuoi-con":"nu\u00f4i con"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzE1L2JlLW1vYy1yYW5nLTJfMTQ0MjMzMTUyNy0xMzAxMDRjaGFtLXNvYy1iZS1tb2MtcmFuZy0tbmh1bmctZGlldS1tZS1uZW4tYmlldC5qcGc.webp

Chăm sóc bé mọc răng – những điều mẹ nên biết

Bài viết này sẽ cho các mẹ biết các dấu hiệu bé nhà mình sắp mọc răng và một vài cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn này.

Khoảng từ tháng thứ 3 đến 12, răng của bé sẽ bắt đầu nhú lên và gây ra những khó chịu cho bé như ốm sốt, quấy khóc, trằn trọc vào ban đêm.

Khi em bé nhà bạn mọc chiếc răng đầu tiên, bạn có thể bị bất ngờ vì trẻ không có dấu hiệu nào trước đó. Nhưng sau đó, các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều hơn như trẻ chảy nhiều dãi, tỉnh ngủ vào ban đêm và bị sốt cao. Việc phát hiện ra trẻ mọc răng và chăm sóc sức khỏe của trẻ giai đoạn này là rất quan trọng mà các mẹ cần thực hiện.

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều mọc răng trong vòng 7 tháng đầu tiên, trong khi đó một số trẻ nhú răng sữa ngay từ 3 tháng, hoặc có trẻ lại mọc răng muộn ở tháng thứ 12. 

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy nước dãi

Khi mọc răng, trẻ thường chảy rất nhiều dãi. Thời gian đó là vào khoảng tuần thứ 10 của trẻ. Nếu bạn thấy khăn hoặc áo của trẻ bị ướt bởi dãi quá nhiều, hãy lưu ý đến dấu hiệu này. 


me
Khi mọc răng, trẻ thường chảy rất nhiều dãi. 

Phát ban ở khu vực miệng

Trong giai đoạn mọc răng, lượng nhớt dãi chảy ra nhiều có thể khiến da miệng, cằm và thậm chí là cổ của trẻ bị nứt nẻ, mẩn đỏ. Để phòng ngừa phát ban, mẹ cần cho trẻ đeo khăn quàng cổ để thấm dãi đồng thời bôi phấn rôm và kem dưỡng ẩm của trẻ em nếu cần thiết để bảo vệ da.

Ho 

Trẻ có thể ho trong giai đoạn mọc răng và mẹ thường nhầm dấu hiệu này với dấu hiệu của cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng. 

Cắn, nhay đồ vật

Trẻ cũng có xu hướng thích cắn và nhay đồ vật khi đang mọc răng do áp lực từ răng đâm qua nướu khiến bé cảm thấy khó chịu. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường hay tìm bất cứ đồ vật gì ở gần chúng để đút vào miệng và nhay, cắn.

Khóc

me
Mọc răng đi kèm với sự khó chịu, sốt cao nên trẻ thường biểu lộ những khó chịu của chúng bằng cách khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm.

Mọc răng đi kèm với sự khó chịu, sốt cao nên trẻ thường biểu lộ những khó chịu của chúng bằng cách khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm.

Kéo tai, bứt má

Sự khó chịu trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ muốn tìm cách giảm bớt sự khó chịu bằng cách động chạm vào những khu vực có nhiệt độ cao gần khu vực mọc răng như má và tai.

Cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn mọc răng

Cho trẻ nhai

Khi đang mọc răng, trẻ cảm thấy rất khó chịu ở vùng lợi, hoặc ngứa lợi. Việc nhai gì đó có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu ở lợi hiệu quả.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý cho trẻ nhai hoặc ngậm các đồ vật không có chất độc và không có cạnh sắc nhọn khiến trẻ bị tổn thương trong khoang miệng. 

Cho trẻ uống nước lạnh

Một chút nước lạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi lợi đang bị nóng ran và sưng nhức do mọc răng.

Đồ ăn mát

Tương tự như việc uống nước lạnh, mẹ cần cho con ăn các đồ nguội và mát để giảm cảm giác nóng và ngứa lợi trong khoang miệng trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng. Bên cạnh đó, hãy tránh cho trẻ ăn các đồ cay và thức ăn nóng, vừa nấu xong. 

Dùng thuốc giảm đau

Để giảm đau cho trẻ em, mẹ có thể dùng thuốc acetaminophen có chỉ định của bác sĩ. 

Giúp trẻ thư giãn hơn

Ngoài ra, để giúp con giảm đau răng mẹ cần kiên nhẫn với con hơn. Hãy hôn và vuốt ve con nhiều hơn hoặc ngủ với con để con có cảm giác an toàn và dễ chìm vào giấc ngủ. 

Một số chú ý khác:

Nếu trẻ bị chảy máu ở lợi, bạn không nên lo lắng quá. Đó chỉ là do tình trạng lợi bị tổn thương do sưng tấy và xước lợi. Bạn cần đắp khăn ướt lạnh vào khu vực lợi bị chảy máu và cho trẻ súc miệng.

Một số trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác mà bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay. Tương tự với tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy liên tục và không thuyên giảm, bạn không nên chủ quan cho trẻ ở nhà mà không đi khám bệnh. Cuối cùng, trong giai đoạn trẻ mọc răng các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để không làm tổn thương lợi bị sưng tấy của trẻ.

Tuổi mọc răng

Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi . Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng , có bé mọc răng lúc 6 tháng, có bé 7 tháng và cũng có thể muộn hơn.

Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh.

Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6- 8 tháng tuổi.

Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc.

Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Chậm mọc răng không phải là một dấu hiệu bệnh lý, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý. Nếu chậm mọc răng mà bé vẫn phát triển tốt về thể lực, lên cân đều, bò, ngồi, đứng đúng giai đoạn thì coi như bình thường. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

6 kiểu dạy của bố mẹ làm
6 kiểu dạy của bố mẹ làm “hỏng” con gái yêu
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dạy con gái luôn phục tùng, chỉ cho con chơi với bạn nữ, chơi búp bê… là những quan niệm sai lầm làm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh khiến con bạn... mất mạng
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh khiến con bạn… mất mạng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây có khi khiến con phải đánh đổi cả mạng sống…

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...