Cách chăm sóc trẻ khi được 24 tháng tuổi
Giờ đây, khi trẻ được 24 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc bé được 2 tuổi. Nhưng khi bé đến tuổi này thì các mẹ có biết điều gì cần thiết để cho trẻ phát triển một cách toàn diện hay không?
Khi trẻ được 24 tháng, mẹ nên chú ý những gì?
Bé đã làm được gì ở tháng thứ 24?
Bước đi:
Ở giai đoạn này, bé có thể làm mẹ ngạc nhiên về những gì mình làm được đấy:
+ Trẻ có thể bước từng bước một lên cầu thang.
+ Trẻ có thể đi lùi.
+ Trẻ có thể giữ thăng bằng trên một chân, nhờ đó con mới leo trèo được.
Tại thời điểm này, việc đi dạo quanh nhà là việc quá dễ đối với bé do vậy mà các mẹ cũng trông chừng bé cẩn thận hơn nhé.
Lời nói:
Không chỉ có những bước đi, bé bắt đầu có những bước tiến về mặt ngôn ngữ:
+ Bé đã có thể nói một câu dài như “mẹ pha sữa hoặc con chơi bóng,…” rồi nhé.
+ Bé có thể liên hồi nói những từ như” dạ, có, không, con, của con khi được hỏi.
Mẹ nên làm gì để giúp bé phát triển?
Cách chăm sóc cho trẻ cũng đồng nghĩa với việc mẹ nên dạy cho trẻ biết nhiều điều |
Không chỉ là việc chăm sóc cho trẻ từ bữa cơm đến giấc ngủ, các mẹ cũng nên chăm sóc và vỗ về trẻ để giúp bé cảm thấy được che chở hơn nhé:
Trong giai đoạn này, các bé thường có những cơn nóng giận không đâu, do vậy, để giúp bé làm dịu được cơn giận dữ thì các mẹ có thể an ủi, dỗ dành bé.
Các mẹ cũng có thể giúp cho trí tưởng tượng của con trở nên phong phú hơn bằng nhiều cách. Ví dụ như hộp giày của bố “biến” thành giường ngủ cho chú gấu bông của con chẳng hạn.
Ngoài ra, để trẻ có thể nhanh nhẹn hơn và giúp sự phát triển của trí não, các mẹ có thể chơi trò “giả bộ” để tập cho bé cách xử lý một tình huống mới. Để chuẩn bị tâm lý cho bé đi nhà trẻ, mẹ có thể “giả bộ” làm cô giáo, còn con làm học trò hoặc ngược lại.
Giải toả nỗi sợ hãi của bé:
Rất nhiều bé cảm thất sợ hãi hay khóc thét khi nhìn thấy một vật gì ấy, tuy nhiên việc giải thích cho bé hiểu và phân biệt đâu là thật, đâu là không thật là điều vô cùng quan trong. Bởi điều này giúp xây dựng sự tin cậy và cảm giác an toàn ở bé.
Hãy để bé giải tỏa xung đột:
Ở tuổi này, bé thường rất thích có nhiều người cùng chơi, tuy nhiên, đồ chơi vẫn phải là sự sở hữu của bé và các bạn xung quanh không được lấy. Và việc xung đột giữa các bé là việc mà các mẹ nên khuyến khích trẻ làm.
Ngoài ra, các mẹ nên tỏ ra đồng cảm để bé nhận thấy bạn hiểu được việc chia sẻ với bạn bè lại một việc không dễ dàng chút nào với bé. Giúp bé tìm một món đồ chơi khác trong khi chờ khi đến lượt mình chơi. Bạn có thể sử dụng một chiếc đồng hồ bấm giờ để giúp bé học cách chờ đợi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Số bữa ăn trong ngày của trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong một ngày, các mẹ nên đảm bảo cho bé:
– 2 bữa cơm nát ăn với các loại thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu đỗ, rau xanh và dầu mỡ.
– 2 bữa: cháo hoặc súp, bún, phở, mỳ, sữa.
– Ngoài ra thì việc các mẹ cho trẻ ăn hoa quả chín sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ cũng rất cần thiết đấy nhé. Dưới đây là bảng thực đơn dinh dưỡng mà các mẹ có thể tham khảo:
Các mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé |
Mẹ nên chú ý gì khi cho trẻ ăn
Không ép trẻ ăn ở một chỗ mà hãy thử cho bé ăn ở ngoài trời, ở sân sau hoặc ăn tại công viên.
Cố gắng không để cho vào whingeing để thay thế cho các bữa ăn bạn đã chuẩn bị.
Trong trường hợp bé không ăn, thì các mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm thứ gì khi đến bữa ăn tiếp theo.
Không nên cho trẻ ăn Snacks, kẹo ngọt, bánh trước bữa ăn hoặc chỉ nên cho trẻ ăn ít nhất một giờ trước bữa ăn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mới thế mà bé nhà bạn đã đến tháng thứ 3 rồi, vậy các mẹ đã giữ cho mình “bí kíp” chăm sóc cho bé khi được 10 tuần tuổi chưa? |
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bé nhà bạn đã được 9 tuần tuổi và đã bắt đầu bước sang tháng thứ 3, vậy các mẹ đã có những “tuyệt chiêu” để chăm sóc bé yêu hay chưa? |