Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi như thế nào?
Đến tuần thứ 12, bé nhà bạn đã phát triển như thế nào, trong giai đoạn này bé cần những nguồn dinh dưỡng nào để phát triển một cách toàn diện nhất đều là những thắc mắc của các mẹ bé. Vậy các mẹ hãy cùng thử tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé đã được 12 tuần tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho bé
Rất nhiều bé lớn nhanh như thổi ở lứa tuổi này và muốn được ăn nhiều hơn trong ngày. Nhiều khi bạn cảm thấy lúc nào cũng phải cho bé ăn, nhưng hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu này của bé. Lượng thức ăn được cung cấp mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, dù đến tuần thứ 12, thì bé nhà bạn cũng chỉ cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu là sữa mẹ.
Nhưng nếu bạn bè và người thân nhiệt tình muốn khuyên bạn cho bé ăn dặm thì các mẹ cũng nên ghi nhớ rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đã là đầy đủ cho con bạn trong thời điểm này.
Giấc ngủ cho bé
Khi bé ngủ, các mẹ hãy giữ cho bé tư thế nằm ngửa khi ngủ lúc bé được 3 tháng tuổi. Bé sẽ biết lật trong thời gian sắp tới đấy nhé. Nếu các mẹ vẫn giữ thói quen dỗ bé hay cho bé bú cho đến khi bé ngủ, thì bạn sẽ gặp rắc rối đấy. Thay vào đó, các mẹ nên thay đổi một thói quen nho nhỏ của mình để có thể dẫn đến một sự cải thiện đáng kể. Bạn có thể thử đặt bé vào nôi khi mắt bé còn lim dim và dỗ dành bé. Vào buổi tối, các bé thường hay buồn ngủ và dễ ngủ hơn sau khi được cho bú.
Sự phát triển về khả năng cầm nắm của tay bé
Khi chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi, các mẹ nên lưu ý những gì? |
Các mẹ khi chuẩn bị đồ chơi cho trẻ hãy chuẩn bị những đồ chơi có chất liệu mềm để không làm bé đau, bởi khi cầm, bé có thể vô tình làm trúng đầu. Bên cạnh đó, bé có thể nắm được rất chặt. Bé bắt đầu biết với tay và nắm lấy đồ vật xung quanh mà bé thấy thích thú. Con bạn cũng có thể đá, duỗi chân hoặc muốn đưa chân lên miệng của mình.
Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn. Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng. Đặc biệt, khi bé muốn chơi đồ, các mẹc có thể cho bé chơi những món đồ chơi nhỏ có thể nhiều màu sắc, cho bé tập khả năng cầm, nắm và phát triển thị lực cho bé nhé.
Nên chú ý khi bé bị “mơi sữa”
Khi bé nhà bạn có dấu hiệu bị ọc sữa vào giai đoạn 12 tuần tuổi, thì các mẹ cũng đừng lo lắng bởi đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, một số bé vẫn có ỉ. Tâm vị ở trên của trẻ sơ sinh bị lõng lẽo, làm sữa bị đẩy ngược trở lên qua thực quản, gây ra hiện tượng ọc sữa. Phần lớn các bé sẽ khắc phục được hiện tượng này theo thời gian cùng với sự hoàn thiện của ruột.
Hãy rèn luyện thính giác cho bé
Trong giai đoạn này với bé, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh. Lúc này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.
Để có thể rèn luyện được thính giác cho trẻ, các mẹ có thể mua cho bé đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.
Đến giai đoạn này, trẻ thay đổi như thế nào?
+ Trong thời gian này, bé đã bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng và nếu bé sẽ thể hiện thái độ thông qua tiếng khóc rồi nhé.
+ Bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.
+ Ở tháng này, bé có thể bắt đầu ngủ cả đêm nhưng có vài bé vẫn thức dậy để đòi bú, bởi vậy mà thời gian bú và ngủ của bé cũng đều đặn hơn.
+ Những cử động và hoạt động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dùn bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ.
+ Bé hình thành những phản xạ. Giờ đây, những cảm giác của bé cải thiện tốt hơn, ví dụ như bé sẽ nhìn tới hướng có tiếng động hấp dẫn hoặc bắt đầu bú khi thấy bình sữa đến rồi các mẹ nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mới thế là bé nhà bạn đã được 1 tháng rồi. Dù đã dần quen với cách chăm sóc cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào? |
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi bé được 3 tuần tuổi thì các mẹ có những cách chăm sóc như thế nào đối với trẻ? |