Liên tiếp thời gian ngắn gần đây, hình ảnh những em nhỏ tử vong do hóc hạt nhãn, hay dị vật được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Thực tế, đây không phải là ca hy hữu bị tử vong khi hóc dị vật mà trước đó đã có rất nhiều trường hợp.
Theo đó, như lời bà mẹ trẻ 30 tuổi kể, sống cùng chồng và con nhỏ 3 tuổi ở thành phố Từ Hi, An Đông kể lại: Khoảng 9h sáng ngày hôm qua 27/1, như thường lệ, sau khi chồng đi làm, cô sẽ cho em bé ăn sáng. Khi con mới ăn được vài miếng bánh mì, đột nhiên có biểu hiện nghẹn. Cô đã cho con trai uống nước liên tục nhằm mong miếng bánh mì sẽ trôi đi. Vậy nhưng sau khi cho con uống nhiều lần, thấy con vẫn không trả lời mẹ, mặt tái xanh, lúc này cô mới hốt hoảng gọi chủ nhà cùng đưa con đến bệnh viện.
“Khi em bé được đưa đến bệnh viện da đã tái đen và xanh, kiểm tra thấy không có nhịp tim, hơi thở cũng không, cơ thể đã bắt đầu lạnh”, một bác sỹ ở khoa nhi, bệnh viên Từ Hi, người trực tiếp cấp cứu cho em bé chia sẻ. Sau khi biết con đã không thể qua khỏi, bà mẹ trẻ đã gào khóc không ngừng.
“Trẻ ăn bánh mì khô, uống nước sẽ khiến bánh nở ra, chặn họng và càng khó trôi. Nhiều người nghĩ rằng khi bị nghẹn cứ uống nhiều nước là khỏi. Tuy nhiên thực tế cách làm này chỉ làm tình huống thêm trầm trọng, gây sặc, nếu không cẩn thân nghẹn vào phổi sẽ gây ngạt thở.”
Một trường hợp đau lòng khác cũng đã cướp đi tính mạng của một cậu bé 3 tuổi khi ăn bánh bao bị nghẹn. Cậu bé rất thích ăn bánh bao nên trước khi đi làm, người mẹ đã mua bánh bao cho con trai. Tuy nhiên, cậu bé bị mắc nghẹn khi mới ăn được nửa cái. Người mẹ vội cho con uống nước như ngày thường để giúp con khỏi nghẹn. Tuy nhiên, tình hình không hề được cải thiện, khuôn mặt của cậu bé bỗng xanh lét. Người mẹ vô cùng hoảng sợ, vội đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Hành động thiếu hiểu biết của mẹ đã khiến con tử vong khi ăn một món ăn hết sức quen thuộc của người Việt.
Các biểu hiện giúp mẹ nhận biết trẻ đang bị hóc dị vật
Khi trẻ bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
– Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, trẻ thường có triệu chứng ho và cố ho, để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
– Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của trẻ lúc này sẽ đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Cách xử lý đúng
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), đã có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong vì bố mẹ không biết cách sơ cứu. Giống như hóc thạch, khi trẻ bị học hạt nhãn, hạt vải cũng nguy hiểm không kém.
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.
Nếu dị vật không ra thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được thực hiện các cách như nói ở trên.
Các chuyên gia khuyến cáo, không chỉ có thức ăn mà ngay cả các đồ vật trong nhà cũng trở thành kẻ “giết người” với trẻ em. Vì thế ngoài việc quan sát trẻ, cha mẹ cần biết các cách sơ cứu dị vật, đặc biệt là đường thở cho trẻ để tránh những đáng tiếc xảy ra.
Khi cho trẻ ăn hoa quả, đặc biệt hoa quả có hạt cha mẹ cần để ý trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ tự ý ăn những thực phẩm dễ có nguy cơ khiến trẻ bị hóc như nho, nhãn, chôm chôm, lạc rang, hạt điều, xúc xích, kẹo cứng… mà nên có kiểm soát.
Hoa quả nên bóc hết hạt cho trẻ, kẹo nên cắn nhỏ không để cả viên để hạn chế nguy hiểm đối với trẻ. Tuyệt đối không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn.
Điều làm với trẻ sơ sinh là đang hại con mà cha mẹ không biết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Điều làm với trẻ sơ sinh là đang hại con mà rất nhiều cha mẹ vô tình không biết. |