2016-02-20 11:36:19
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"giam-dau-hoan-hao-khi-vuot-can":"gi\u1ea3m \u0111au ho\u00e0n h\u1ea3o khi v\u01b0\u1ee3t c\u1ea1n","lieu-thuoc-giam-dau-hoan-hao-khi-vuot-can":"Li\u1ec1u thu\u1ed1c gi\u1ea3m \u0111au ho\u00e0n h\u1ea3o khi v\u01b0\u1ee3t c\u1ea1n","nuoi-con":"nu\u00f4i con"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzAyLzIwL3NpbmgtY29uLTEtcGh1bnV0b2RheXZuXzE0NTU5NDI5NzktMDkzNTE1bGlldS10aHVvYy1naWFtLWRhdS1ob2FuLWhhby1raGktdnVvdC1jYW4uanBn.webp

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn

Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé.

Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.

1. Thở chậm và sâu

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, khi cổ tử cung mở ít nhất 3cm, mẹ bầu nên thở thật chậm và sâu. Khi cơn co tử cung xuất hiện, hít vào một hơi thật sâu, rồi thở ra chậm, đều đặn . Lưu ý, mẹ nên hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi hít vào, bụng phải phồng lên mới đúng cách. Thực hiện 4-6 nhịp thở cho một cơn co tử cung trong khoảng 25-30 giây.

me
Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. 

2. Thở nhanh và nông

Khi cổ tử cung đã mở khoảng 4-7cm, các cơn cơ thắt xuất hiện dồn dập và dữ dội hơn, lúc này mẹ nên áp dụng cách thở nhanh và nông. Khi cơn gò tử cung đến, hít thật sâu, thở ra bằng ngực nhanh hơn. Khi cơn gò giảm, thở chậm lại, và hít sâu nếu cơn co tăng. Mẹ cố gắng thở 20-25 lần/phút. Thở chậm hơn ở đầu và cuối cơn co thắt, thở nhanh hơn ở giữa cơn co.


3. Thở như thổi nến

Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9 cm, cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện với cường độ cao hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn dần. Lúc này, do sức ép lên trực tràng, mẹ bầu chỉ muốn nhanh chóng rặn để bé con chào đời. Thở như thổi nến giúp giảm áp lực tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thật sâu, sau đó thực hiện 4 nhịp thở nhanh, nông bằng cách thổi phù. Làm lặp đi lặp lại đến khi cơn co dừng lại, kết thúc với hơi thở sâu.

4. Thở để rặn

Trong giai đoạn hai của quá trình sinh nở, khi cổ tử cung mở hoàn toàn, và mẹ đã sẵn sàng để rặn đẻ. Khi xuất hiện cơn co, thở sâu 2 lần liên tiếp, sau đó hít một hơi dài và bắt đầu rặn. Khi rặn, nhấn cằm giữ tại ngực, giữ cho tầm nhìn của mắt trên rốn, tiếp tục rặn và thở sâu nếu hết hơi. Thực hiện những hơi thở chậm và sâu, mẹ bầu có thể chọn tư thế nào phù hợp nhất cho mình như nằm, đứng hoặc ngồi. Miễn là mẹ bầu cảm thấy thư giãn, hơi thở sẽ hiệu quả hơn.

Lợi ích không ngờ của quan hệ tình dục khi mang thai
Lợi ích không ngờ của quan hệ tình dục khi mang thai
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Quan hệ tình dục khi mang thai không những giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng mà còn phòng tránh được một số biến chứng thai kỳ.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...