Bé từ 6 tháng tuổi trở lên là đã có thể uống được nước dừa. Mẹ đừng bỏ qua thức uống vô cùng ngon lành, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe này cho con yêu.
Tác dụng của nước dừa
– Chống mất nước
Nước dừa được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước muối y khoa vì nước dừa có chứa kali và các loại muối khoáng nên có khả năng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước dừa là cách hiệu quả để chống cho cơ thể bé khỏi bị sốc nhiệt và mất nước trong những ngày thời tiết nóng nực. Nước dừa cũng được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân. Khi bé yêu khát nước, nước dừa sẽ tốt cho trẻ hơn là các loại nước quả đóng hộp và nước ngọt có ga.
Uống nước dừa là cách hiệu quả để chống cho cơ thể bé khỏi bị sốc nhiệt và mất nước trong những ngày thời tiết nóng nực. |
– Tăng cường chức năng đường ruột
Nước dừa chứa hàm lượng xơ cao nên có tác dụng chữa các chứng bệnh của những bé “trục trặc” về đường ruột như khó tiêu, táo bón và trào ngược axit trong dạ dày.
– Tăng cường miễn dịch
Nước dừa rất giàu axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, một hợp chất mà cơ thể thường dùng để tổng hợp ra monolaurin- một kháng sinh tự nhiên. Trẻ sơ sinh được cung cấp các kháng thể này qua sữa mẹ và vì thế nước dừa cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Axit lauric có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm khác.
– Lợi tiểu
Nước dừa cũng là thuốc lợi tiểu tự nhiên và có tác dụng bài tiết nước tiểu nhanh hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và chứng phong hàn.
Một số lưu ý khi bé uống nước dừa
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa non nớt nên không được cho trẻ uống nước dừa. Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với nước dừa bằng cách cho bé uống 1-2 thìa cafe nước dừa mỗi ngày, cách 2-3 ngày một lần.
Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với nước dừa bằng cách cho bé uống 1-2 thìa cafe nước dừa mỗi ngày, cách 2-3 ngày một lần. |
– Không nên cho bé uống nước dừa đã để bên ngoài quá 20 phút vì khi đó nước dừa bị nhiễm khuẩn và thay đổi mùi vị.
– Nước dừa tốt nhưng bé không nên uống quá nhiều hay uống thay nước lọc, uống trước bữa ăn.
– Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, mới lây từ trong quả ra. Không nên uống nước dừa đống hộp.
– Không nên cho bé uống nước dừa vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng và làm cơ thể bị lạnh.
– Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, giải nhiệt, làm mát, nếu uống với lượng nhiều nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ.
Do đó, khi đi nắng về hay khi vừa hoạt động mạnh, cơ thể đang mất sức, chỉ nên uống nước dừa từ từ từng chút một, tránh uống quá nhiều gây ớn lạnh, mệt mỏi, chân tay rũ rượi…
Gợi ý món ngon với nước dừa cho bé
Ngoài món nước dừa tươi lấy trực tiếp từ quả dừa, mẹ có thể tham khảo nhiều biến tấu khác từ loại nước ngọt lành này:
– Nước dừa tươi trộn đều với hỗn hợp chuối chín hoặc khoai lang, bí ngô nấu chín đã được dầm nhuyễn.
– Cháo đậu xanh, đậu đỏ hoặc bí ngô đã nấu nhừ, bỏ thêm nước cốt dừa vào xoong cháo, quấy cho đến khi cháo sôi lại.
– Dừa và ngô xay chung làm thành món sữa dừa ngô nếp béo ngậy, thơm ngọt
– Với bé lớn hơn, có thể dùng nước dừa nấu cơm cho bé ăn hoặc làm các món mặn có dùng nước dừa.
Uống nước dừa không đúng cách rất có hại cho con
Nước dừa vẫn được coi là thứ nước uống cao cấp, không chỉ trong sạch vô trùng mà lại ngon ngọt, mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam cho biết, dù các tài liệu khoa học của Tây y đều coi nước dừa là thứ nước uống lý tưởng, nhiều chất bổ và vô hại nhưng bà con nông thôn lại có kinh nghiệm, dặn dò con trẻ: “Đi xa ngoài nắng, về nhà đừng uống nước dừa sẽ “trúng gió”. Trúng gió là ngã bệnh một cách nhanh chóng, người ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
Theo ông Châu, sau một thời gian lâu dài kiểm nghiệm, tổng kết thì thấy nước dừa rất có hại cho sức khoẻ nếu uống nhiều 3 – 4 trái/ngày, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.
GS.TSKH Bùi Quốc Châu giải thích, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Giúp bé tránh nhiễm bệnh khi vào lớp 1
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Vệ sinh cá nhân thực sự chính là một cách hiệu quả để con bạn chủ động phòng ngừa bệnh tật. |