Vịt luộc tưởng chừng là món đơn giản nhất trong các món ngon từ vịt, ấy thế mà luộc vịt lại chẳng dễ chút nào, sơ ý một chút là món vịt luộc của bạn có thể còn đỏ hoặc chín quá bị nát hoặc rách da, đáng tiếc nhất là nước dùng còn có mùi hôi.
Thịt vịt là món ăn được nhiều người chuộng. |
Cách để thịt vịt hết mùi hôi
Món vịt luộc được nhiều gia đình lựa chọn rất nhiều trong các bữa cơm bởi thịt vịt ăn rất ngon và mát. Tuy nhiên, đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.
Cách 1: khử mùi hôi của vịt bằng gừng và rượu trắng:
Khi làm vịt chỉ cần bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu trước khi chế biến vịt, mùi hôi của vịt sẽ không còn nữa, bạn có thể thoải mái chế biến các món ngon mà không còn e ngại mùi hôi của vịt.
Cách 2: khử mùi hôi của vịt bằng muối và giấm:
Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.
Cách 3: khử mùi hôi của vịt bằng chanh
Nếu bạn không có sẵn giấm bạn có thể dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, vịt sẽ hết mùi ngay. Nếu không khi luộc vịt bạn đập dập vài 3 nhánh gừng cho vào cùng vịt luộc cũng sẽ át được mùi hôi của vịt.
Mẹo nhỏ
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.
Nếu là vịt già, các bạn tắt bếp và ngâm vịt trong nồi cho tới khi nguội vịt sẽ không bị dai. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu.
Thịt vịt được xếp vào món ăn – vị thuốc bổ, chữa được nhiều bệnh
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Theo Y học cổ truyền, thịt vịt được xếp vào loại món ăn – vị thuốc bổ, chữa được nhiều bệnh. |