9 tháng 10 ngày tương đương với 280 ngày mang thai vất vả, mẹ chỉ chờ đến giây phút được gặp con yêu. Coi như là bù đắp cho những khó khăn mẹ đã trải qua. Thế nhưng mẹ lại sợ đẻ, chỉ ước có cách nào đấy con tự chui ra ngoài mà mẹ không phải chịu đau.
Bí quyết duy nhất để đẻ không đau
Có bí quyết nào để đẻ không đau không? Có phải là đi bộ nhiều, vận động nhiều, uống nước tía tô nhiều như dân gian vẫn thường truyền miệng? Không! Bí quyết đẻ không đau chẳng phức tạp đến như vậy, mà chỉ đơn giản là: Đừng la hét trong phòng đẻ.
Gần đến ngày sinh, mẹ bầu thường lo lắng. Đến khi có cơn co chuyển dạ, lại càng lo lắng và căng thẳng hơn vì luôn nghĩ “đẻ sẽ đau lắm, làm sao để rặn đẻ thành công đây”. Thế nên mới có chuyện thai phụ la hét, khóc lóc ầm ĩ trong phòng đẻ. Nhưng hành động này không giúp mẹ bình tĩnh mà chỉ làm mọi chuyện rối lên, cơn co chuyển dạ vô tình cũng đau đớn hơn.
Khi chuyển dạ, thai phụ được ở trong không gian yên tĩnh sẽ có nhiều khả năng sinh nở dễ dàng hơn những thai phụ khác. Mẹ cần nhớ điều này nhé.
Gần đến ngày sinh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng lạ – gọi là dấu hiệu báo chuyển dạ. |
Hiểu về dấu hiệu báo chuyển dạ
Gần đến ngày sinh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng lạ – gọi là dấu hiệu báo chuyển dạ.
Tụt bụng: Vài tuần trước khi sinh, mẹ sẽ nhận thấy bụng bầu tụt thấp xuống. Đây là dấu hiệu cho biết tử cung đã tụt xuống thấp, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Xuất hiện cơn co giả: Cơn co chuyển dạ giả xuất hiện vài tuần trước khi sinh giúp mẹ làm quen với dấu hiệu chuyển dạ thật sắp tới. Với cơn co chuyển dạ giả, mẹ thay đổi tư thế cơn co sẽ hết. Nếu là chuyển dạ thật, thì việc mẹ thay đổi tư thế hay có tác động nào khác đều không khiến cơn co biến mất.
Tăng tiết dịch âm đạo: Vài tuần trước khi sinh âm đạo tăng tiết dịch đáng kể. Nếu mẹ nhận thấy dấu hiệu này, hãy chuẩn bị tâm lý vì ngày sinh đang đến rất gần.
Hiểu về quá trình sinh thường
Để chào đời khỏe mạnh, em bé phải vượt qua chặng đường khá vất vả qua ống sinh. Trong thời gian mamg thai, thai nhi nằm gọn bên trên khung xương chậu. Khoảng bốn tuần trước khi sinh, đầu thai nhi đầu thai nhi chúc xuống khung chậu và quay mặt về lưng mẹ. Tại thời điểm này mẹ bầu cảm thấy bụng nặng nề nhưng phần ngực và phần bụng trên lại khá thoải mái. Đến ngày sinh, cơn co xuất hiện khiến cổ tử cung mở hoàn toàn, do áp lực cơn co mà em bé cũng tìm cách chui ra ngoài qua ống sinh sản.
Nếu thai kỳ bình thường, tự cơ thể và bản thân em bé trong bụng mẹ sẽ biết cách thích nghi với môi trường, tìm mọi cách để chào đời khỏe mạnh.
Chấp nhận rằng đẻ sẽ rất đau
Chuẩn bị tâm lý trước cho mình về cơn đau đẻ sẽ giúp mẹ bình tĩnh và tránh được việc la hét, gào khóc khi cơn co chuyển dạ đến. Các chuyên gia đã tìm ra rằng sự căng thẳng về tinh thần tỷ lệ thuận với cảm giác đau đẻ. Nghĩa là tinh thần càng hoảng loạn, càng sợ đau thì cảm giác đau càng khủng khiếp. Điều này dễ dẫn đến việc mẹ bị mất sức và không thể sinh thường thành công.
Trước khi sinh, mẹ bầu cũng nên tập các bài tập hít thở nông, hít thở sâu, thở ngắn. Sau khi cổ tử cung mở được 4 cm, thai phụ nên hít vào đồng thời bụng phình ra, thở ra đồng thời bụng xẹp xuống. Khi cổ tử cung đã mở hết, cần làm theo mọi chỉ dẫn của ê kíp đỡ đẻ.
Đau gì đáng sợ hơn… đau đẻ?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Những tưởng đau đẻ là điều khủng khiếp nhất rồi, nhưng sự thật thì những điều sau còn đáng sợ hơn rất nhiều. |