Nguyên nhân
Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước miếng ngay cả khi ngủ thì được xem là bệnh lý, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước miếng khi ngủ, như thần kinh căng thẳng vì phải suy nghĩ, làm việc quá sức; viêm miệng; tư thế ngủ không đúng…
Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước miếng ngay cả khi ngủ thì được xem là bệnh lý, cần được điều trị sớm. |
Tác hại
Ngoài yếu tố e ngại với mọi người xung quanh, khiến bạn phải vất vả giặt giũ, chứng chảy nước miếng khi ngủ còn gây chứng hôi miệng khó chịu do miệng bị khô.
Cách xử lý
– Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay; tránh nằm nghiêng, sấp.
– Kê gối cao đầu: Kê gối cao đầu, nước bọt sẽ chảy về đáy hàm, không bị rớt ra ngoài.
– Tránh stress: Việc suy nghĩ căng thẳng sẽ khiến chức năng thần kinh thực vật rối loạn, khiến não phát ra tín hiệu sai, gây chảy nước miếng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Thông mũi: Một trong số những lý do khiến chúng ta chảy nước dãi là khi ngủ thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ.
Để tránh hiện tượng này xảy ra cần đảm bảo mũi chúng ta luôn sách sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở qua mũi một cách tự nhiên.
Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước với khăn tắm phủ trên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.
Ăn gì để hết chảy nước miếng khi ngủ?
Ngủ chảy nước miếng có thể là biểu hiện của tì suy. |
Ngủ chảy nước miếng có thể là biểu hiện của tì suy.
Lựa chọn đúng thực phẩm sẽ có tác dụng bổ tì ích khí. Các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, có tác dụng tỉnh tì khai vị như: hạt dẻ, sơn dược, nho, mã thầy, nấm hương, cà rốt, táo tàu, đậu ván…
Nên ít ăn các thực phẩm tính hàn mát, dễ gây tổn thương cho tì như mướp đắng, dưa chuột, bí đao, cà, hồng, chuối tiêu, lê, dưa hấu… Những thực phẩm như thịt vịt, cá, sữa tươi, vừng, củ cải…cũng dễ gây tổn thương tì khí.
Cháo gạo tẻ: gạo tẻ 50g, nho khô 10g. Nấu chín gạo tẻ với lượng nước vừa đủ, sau đó cho nho khô vào nấu cùng cho tới khi gạo nhừ.
Khoai lang: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tì, điều hoà huyết, ích khí, thông tiện. Người bị suy tì nên ăn khoai lang thường xuyên.
Táo: Tính ôn, có tác dụng bổ tì vị, ích khí huyết. Những người bị suy tì, dạ dày yếu ăn ít, khí huyết suy yếu đều nên ăn táo hàng ngày.
Cách chọn mộc nhĩ ngon, không hóa chất cho ngày Tết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mộc nhĩ là nguyên liệu không thể thiếu trong ngày Tết. Cùng tham khảo các mẹo vặt hay để chọn được loại mộc nhĩ ngon và không hóa chất nhé! |