Bú kém
Các phụ huynh lưu ý, trẻ bú kém không phải là so với bạn khác mà là so với chính bé. Bú kém tức trẻ bú ít hơn nửa số lượng một lần bú hoặc số lần bú trong ngày. Ví dụ bình thường mỗi ngày trẻ bú 100 ml, 7 lần trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Nếu trẻ bú ít hơn 4 lần hay mỗi lần ít hơn 50 ml là bú ít. Ngoài ra, cần hết sức chú ý khi trẻ không bú hay bú rất ít.
Ngủ li bì
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức trẻ vẫn cử động tay chân bình thường. Sau khi bú no, ấm áp, trẻ ngủ yên. Tuy nhiên, khi trẻ ít cử động hơn bình thường, nghĩa là khi thức lẫn khi ngủ, trẻ ít vận động, quẫy đạp thì đó là biểu hiện không bình thường. Thời gian ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc nếu trẻ ngủ li bì, đánh thức dậy vẫn rất lờ đờ mệt mỏi, khi mẹ quay đi là lại lịm đi thì phụ huynh nên mang trẻ đi khám bệnh.
Co giật và thở bất thường
Phụ huynh đếm nhịp thở trẻ trong một phút. Nếu trên 60 lần/phút thì nên đếm lại. Nếu đếm tới 3 – 4 lần vẫn trên 60 lần trong một phút thì đó là biểu hiện trẻ thở nhanh. Quan sát cách trẻ thở lúc nằm yên xem có thở mệt hay thở hổn hển không. Xem vùng bẹ sườn trẻ từ dưới vú đến bờ sườn có lõm sâu vào rõ rệt không. Nếu có, trẻ có hiện tượng thở rút lõm ngực nặng. Đây là hiện tượng bất thường và bé cần có sự trợ giúp y tế.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nghe tiếng trẻ thở xem có êm hay rên rĩ, rên è è. Xem môi và quanh môi có tím hay hồng hào. Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở rên, tím tái là dấu hiệu trẻ bị khó thở nặng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần mang gấp trẻ đến bệnh viện.
Vàng da
Nếu thấy da của con vàng hơn bình thường, ăn kém, hoặc bỏ ăn thì cha mẹ ngay lập tức đưa con trở lại viện để điều trị. |
Da trẻ bị vàng sớm lúc trẻ mới một, hai ngày tuổi hay vàng da quá rốn, vàng da kèm bỏ bú, bú kém, co giật là vàng da nặng cần nhập viện điều trị. Thông thường, khi hai mẹ con còn ở bệnh viện, các bác sĩ đã quan sát con để phát hiện ra vấn đề này. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, hai mẹ con trở về nhà sớm thì việc quan sát màu da của con là rất quan trọng. Nếu thấy da của con vàng hơn bình thường, ăn kém, hoặc bỏ ăn thì cha mẹ ngay lập tức đưa con trở lại viện để điều trị.
Sốt
Khác với trẻ lớn và người lớn, trẻ sơ sinh bị sốt thường là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng nặng và cần phải nhập viện điều trị. Nếu thấy người con nóng hơn bình thường, cha mẹ cần đo nhiệt độ cho con ở nách. Trẻ sơ sinh bị sốt khi nhiệt độ đo trên 37,5°C.
Đi ngoài nhiều lần
Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu nhiều hơn trẻ lớn và người lớn. Thông thường, trẻ đi ngoài từ 1 đến 8 lần mỗi ngày, đặc biệt là ở trẻ bú mẹ có thể tiêu nhiều lần. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ đi tiêu nhiều hơn 8 – 10 lần, phân lỏng hơn bình thường hay phân có đàm máu, mùi thối bất thường phụ huynh nên mang trẻ đi bệnh viện để khám và điều trị.
Bất thường ở rốn
Những bất thường trong cơ thể trẻ cũng có thể xuất hiện ở trên da và vùng quanh rốn. Nếu phụ huynh thấy rốn trẻ bị chảy máu, mủ, vùng da xung quanh rốn tấy đỏ lan rộng xung quanh là trẻ bị nhiễm trùng rốn nặng cần phải nằm viện. Trường hợp trẻ có hơn 10 mụn mủ da trên người hay bị mụn mủ to, tấy đỏ cũng là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng nặng. Tuyệt đối không bôi chữa tại nhà theo các kinh nghiệm dân gian mà ngay lập tức cần đưa trẻ đi khám bệnh.
Ho, khóc quá nhiều
Nếu trẻ hắt hơi vài cái lặt vặt, hoặc ho húng hắng chút xíu rồi thôi thì cũng không đáng ngại. Điều đó có thể do một hạt bụi chui vào mũi bé hoặc họng bé.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc. Còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay.
Bụng nhô cao
Hầu hết bụng của những đứa bé sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi ăn no, tuy nhiên nó thường mềm. Nếu thấy bụng con có dấu hiệu sưng phồng, cứng và tình trạng không đi cầu kéo dài lâu hơn một đến hai ngày hoặc bị nôn ói, hãy đưa con tới các bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trẻ bị đầy hơi, táo bón. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó trong đường ruột.
Da xanh
Tay và chân của bé sơ sinh có thể có màu hơi xanh, điều này không phải là vấn đề đáng lo. Nếu hai bàn tay và hai bàn chân trẻ có màu xanh do bị lạnh, chúng sẽ hồng trở lại ngay sau khi được giữ ấm. Thỉnh thoảng, mặt, lưỡi và môi của trẻ trở nên hơi xanh khi khóc ngặt, nhưng khi bé nín, màu sắc của các bộ phận này sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng da xanh tím tồn tại lâu, đặc biệt kèm theo tình trạng trẻ thở khó, thở nặng nhọc và ăn uống ít, lười ăn, đó có thể là dấu hiệu tim và phổi của trẻ có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
Những nguyên tắc vệ sinh khi chăm trẻ mẹ cần biết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người trưởng thành, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. |