Mang thai chứa đựng biết bao điều kỳ diệu, nhưng 9 tháng 10 ngày mang thai cũng mang đến cho mẹ biết bao điều phiền toái.
1. Đi tiểu lên tục
Điều phiền toái nhất có lẽ là việc phải vào nhà vệ sinh liên tục. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ buồn tiểu nhiều hơn do máu lưu thông nhanh vào thận, chèn ép lên bàng quang. Khi thai càng lớn, tử cung phải mở rộng ra, điều này cũng khiến bàng quang bị chèn ép. Đó là lý do tại sao mẹ buồn tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường, mẹ vẫn phải nhớ uống nhiều nước, không nên vì ngại đi vệ sinh mà uống ít nước đi nhé.
2. Không thoải mái
Cơ thể mệt mỏi vì nghén, buồn nôn trong những tháng đầu. Khi cơn nghén qua đi, mẹ cũng chẳng dễ chịu hơn vì phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng khác như đau lưng, phù chân, nóng trong.
3. Cơn đau đẻ khủng khiếp
Chuyển dạ là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, chấm dứt quá trình mang nặng, chuyển sang quá trình đẻ đau. Một số ít mẹ may mắn có cơn chuyển dạ ngắn, sinh nở dễ dàng. Nhưng đa phần đều phải trải qua cơn chuyển dạ kéo dài và những cơn đau đẻ khủng khiếp.
4. Mẹ không thể gập người
Khi mang thai có những việc mẹ sẽ không thể tự mình làm được như cắt móng chân, cúi xuống nhặt đồ bị rơi, đi tất chân. Mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân nhé.
5. Ngủ không ngon
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ không thể có một đêm ngon giấc vì cả đêm loay hoay tìm tư thế ngủ, vài giờ lại phải dậy đi vệ sinh một lần, cơ thể nóng bức thường xuyên.
6. Dáng đi lạch bạch
Mẹ bầu nhiều lúc ngán ngẩm, chẳng muốn nhìn mình trong gương vì thân hình ngày càng to như “gấu”, dáng đi thì lạch bà lạch bạch như vịt bầu khiến mẹ tự ti ghê gớm.
7. Dễ bị cảm cúm
Mẹ bầu thường dễ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều tệ hơn là mẹ không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào, khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn. Nếu bị cúm, mẹ nên áp dụng các phương pháp dân gian như uống nhiều nước cam, uống mật ong hấp tỏi hoặc uống nước tỏi giã nát để giảm các triệu chứng cảm cúm.
8. Phải đi khám thường xuyên
Mẹ chỉ thích đi siêu âm để được nhìn thấy hình ảnh con, chứ không thích phải gặp bác sỹ liên tục. Phiền toái nhất là mỗi lần phải lấy nước tiểu để làm xét nghiệm.
Mẹ chỉ thích đi siêu âm để được nhìn thấy hình ảnh con, chứ không thích phải gặp bác sỹ liên tục. |
9. Tháng cuối thai kỳ là tháng mệt mỏi nhất
Vào tháng cuối thai kỳ, thân hình mẹ to như người “khổng lồ”, mẹ khó ngủ, mẹ không thể đi bộ lâu, không tự buộc dây giày, tìm mọi cách cũng không thể thấy thoải mái hơn được.
10. Người lúc nào cũng nóng và lúc nào cũng đói cồn cào
Do sự thay đổi hormone nên cơ thể mẹ bầu luôn luôn nóng, kể cả khi vào mùa đông lạnh. Ngoài ra mẹ bầu lúc nào cũng thèm ăn mọi thứ và ăn vặt cả ngày.
11. Đánh hơi
Mẹ bầu đánh hơi thường xuyên hơn người bình thường, và do có em bé trong bụng, nên mẹ gần như không thể nhịn đánh hơi được.
12. Nếu quá ngày dự sinh
Sẽ thật khủng khiếp nếu đã quá ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa chịu chui ra. Từng ngày đối với sẽ dài đằng đẵng kèm theo biết bao sự lo lắng, hồi hộp.
13. Ai khi gặp cũng chạm vào bụng mẹ bầu
Vẫn biết cử chỉ này thể hiện sự quan tâm và thích thú, nhưng vẫn khiến mẹ bầu khó chịu lắm. Thôi thì mẹ hãy làm quen với cảm giác bị mọi người chạm vào bụng bầu của mình nhé.
14. Phù nề
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ đối mặt với một phiền toái nữa – đó là chứng phù nề. Phù nề sẽ xuất hiện nhiều nhất ở chân, mắt cá chân, mặt, mũi, tay.
15. Rạn da
Khi bụng càng lớn, mẹ sẽ nhận ra sự xuất hiện của những vết rạn da xấu xí. Tùy cơ địa từng mẹ mà vết rạn sẽ nhiều hay ít, đậm hay nhạt.
16. Mũi nở to
Mẹ mang thai cũng có chiếc mũi nở to xấu xí và bất cân xứng với khuôn mặt. Càng về những ngày cuối thai kỳ, mũi mẹ càng nở to hơn.
Những điều tuyệt vời mẹ sẽ được trải nghiệm khi mang thai
1. Cảm nhận thai nhi máy trong bụng
Giây phút đầu tiên mẹ cảm nhận được chuyển động của con yêu chắc chắn là giây phút đáng nhớ nhất. Mẹ thậm chí cả ngày chỉ chăm chăm nhìn vào bụng để xem khi nào con sẽ máy, sẽ đạp.
2. 3 tháng giữa thai kỳ thật tuyệt
3 tháng giữa thai kỳ là thời gian thư thái, thoải mái nhất của mẹ bầu. Các cơn nghén và buồn nôn đã đi qua, mẹ ăn ngon miệng hơn, thân hình mẹ vẫn thon thả, mẹ cũng chưa phải đi vệ sinh nhiều lần lắm. Ngoài ra, mẹ vẫn chưa bị các cơn đau lưng hành hạ, nên ngủ ngon giấc hơn. Mẹ hãy tận hưởng thời gian quý giá này nhé.
3. Mọi người đối xử tốt với mẹ hơn
Vì đang mang thai nên mẹ bầu luôn được ưu tiên và hưởng nhiều đặc quyền. Mọi người sẽ bê vác vật nặng giúp mẹ, không hút thuốc trong phòng làm việc, mỉm cười và giúp đỡ mẹ nhiều việc khác.
4. Cảm nhận được bé nấc cụt trong bụng mẹ
Tương tự như những lần con máy, con đạp, mẹ cũng sẽ hạnh phúc khôn xiết khi biết bé đang nấc cụt rất đáng yêu trong bụng mẹ.
5. Chuẩn bị mọi thứ đón con yêu chào đời
Sang tháng thứ 7 thai kỳ, mẹ bắt đầu chuẩn bị và lên kế hoạch mua sắm đồ cho bé. Mẹ trang trí, dọn dẹp lại nhà cửa, phòng ngủ để đón con yêu chào đời.
6. Siêu âm
Dù trong thai kỳ, mẹ chỉ cần siêu âm một số mốc quan trọng để chẩn đoán dị tật và bất thường ở thai nhi. Nhưng vì tâm trạng lúc nào cũng mong ngóng nhìn thấy con, nhiều mẹ cứ 2-3 tuần lại siêu âm một lần. Mỗi lần được bác sỹ cho nghe tim thai, và nhìn hình ảnh con yêu trên màn hình siêu âm, mẹ cảm thấy hạnh phúc và như được tiếp thêm năng lượng.
7. Hạnh phúc khi biết có một mầm sống ở trong bụng
Kể từ khi biết mình đang mang một mầm sống bé nhỏ, mẹ ăn uống cẩn thận, nghỉ ngơi nhiều và làm mọi điều để em bé phát triển toàn diện nhất.
8. Sử dụng bụng bầu như chiếc bàn
Điều thú vị là mẹ có thể đặt một số món ăn nhẹ lên chiếc bụng bầu phẳng và to như mặt bàn đấy nhé.
9. Tóc mọc dày đẹp hơn
Do sự tăng sản xuất hormone thai kỳ, nên tóc mẹ sẽ mọc dày đẹp hơn. Tuy nhiên sau sinh mẹ lại phải đối mặt với chứng rụng tóc đấy.
10. Không có ngày “đèn đỏ”
Không có ngày “đèn đỏ”, vừa sạch sẽ, thoải mái lại không tốn tiền mua băng vệ sinh là niềm vui nho nhỏ của các bà mẹ mang thai đấy.
Dùng máy tính nhiều giờ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
(Làm Mẹ) – Dùng máy tính nhiều giờ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra còn có những thói quen mẹ bầu cần tránh để đảm bảo sức khỏe của thai nhi trong thai kỳ. |