2015-11-18 14:22:05
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"bac-si":"b\u00e1c s\u0129","doa-sinh-non":"d\u1ecda sinh non","mang-thai":"mang thai","me-bau":"m\u1eb9 b\u1ea7u","sinh-non":"sinh non","thai-nhi":"thai nhi"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZGF0YWltYWdlcy8yMDE2MDEvMTIvb3JpZ2luYWwvbmh1bmctZGlldS1tZS1iYXUtY2FuLWJpZXQtdmUtZG9hLXNpbmgtbm9uLWdpYWRpbmh2aWV0bmFtY29tLTE4MTEtMTA0NC5qcGc.webp

Những điều mẹ bầu cần biết về dọa sinh non

Những điều mẹ bầu cần biết về dọa sinh non để giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, kéo dài thời gian em bé ở trong bụng mẹ hơn sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới

Những điều mẹ bầu cần biết về dọa sinh non

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nào cũng lo lắng về vấn đề dọa sinh non và sinh non. Em bé được ra đời đủ ngày, đủ tháng sẽ có cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm và biến chứng về sức khỏe hơn những em bé sinh non. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ bầu cần hiểu được dọa sinh non là gì? Cách kiểm soát, đối phó và xử lý khi gặp trường hợp này ra sao?

Những điều mẹ bầu cần biết về dọa sinh non trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Những điều mẹ bầu cần biết về dọa sinh non trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Doa sinh non, dấu hiệu không thể coi thường

Dọa sinh non là những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể được ra đời khi chưa đến ngày dự sinh, tức là khi trẻ được sanh ra ở tuổi thai từ 28 đến 37 tuần (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối). Khi trẻ sinh non, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa được phát triển một cách đầy đủ và hoàn chỉnh, khiến chúng phần lớn bị tổn thương về cả thể lực lẫn trí tuệ, và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác sau khi chào đời.

Khi bị dọa sinh non, mẹ bầu thường có cảm giác đau bụng từng cơn hoặc trì nặng bụng dưới. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ra dịch âm đạo: có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối. Các cơn gò tử cung: thưa nhẹ, có 1 – 2 cơn gò tử cung trong 10 phút và thời gian quan sát trên 30 phút. Nhiều mẹ bầu khi vào viện kiểm tra, cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xoá và mở đến < 4cm.


Nếu gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến viện để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và điều trị gấp để tránh những vấn đề xấu có thể xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những việc mẹ bầu nên làm để dự phòng sinh non

Khi đã được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và chẩn đoán có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ bầu cần cố gắng đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Nếu đang duy trì chế độ tập thể dục, mẹ bầu nên nghỉ tập hoặc giảm cường độ luyện tập.

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như thuốc lá rượu bia…

Việc quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này cũng nên kiêng tuyệt đối.

Nếu tiếp tục có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, mẹ bầu nên nhập viện để kiểm tra, theo dõi cẩn thận.

Lợi và hại của những phương pháp giúp đẻ không đau
Lợi và hại của những phương pháp giúp đẻ không đau
(Làm Mẹ) – Nhiều bà bầu lựa chọn biện pháp đẻ không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Ngoài những tác dụng khiến sản phụ không bị đau đớn, giảm cơn đau chuyển d

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...