Đừng bỏ qua giai đoạn sơ sinh quan trọng để phát triển não bộ cho trẻ. Ngay từ khi bé mới chào đời, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp bé thông minh hơn:
Hạn chế thời gian trẻ trong “không gian hộp”
Theo Jill Stamm – tác giả cuốn sách “Thông minh từ thuở ban đầu” (Bright From the Start), trẻ em ngày nay bị dành thời gian quá nhiều ở trong “không gian hộp”. “Không gian hộp” ở đây có nghĩa là xe đẩy, ghế ngồi ô tô,… và bất cứ vật dụng gì cản trở các chuyển động của trẻ. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ cần được di chuyển tự do, thoải mái, cần nhìn lên trước, qua trái qua phải, đằng sau, cần theo dõi các tín hiệu xung quanh để các giác quan được khởi động và kích thích. Các hoạt động này cực kì quan trọng đối với trẻ vì nó là nền tảng rất sớm để hình thành khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ của trẻ sau này.
Cho em bé gặp gỡ với bạn bè đồng tuổi từ sớm
Sớm làm quen, gặp gỡ với các em bé khác cũng cực kì tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, không phải lúc nào cha mẹ cũng nên bảo bọc bé quá kĩ ở trong nhà. Hãy tìm kiếm các ông bố bà mẹ cũng có con trong độ tuổi giống bé yêu nhà bạn để giao lưu, trao đổi, vừa giúp bố mẹ có nơi chia sẻ tâm tư tình cảm, quan điểm chung, vừa giúp con thông minh, linh hoạt hơn.
Không phải lúc nào cha mẹ cũng nên bảo bọc bé quá kĩ ở trong nhà. |
Chơi trò chỉ tay – gọi tên
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu được người lớn áp dụng phương pháp vừa gọi tên đồ vật, vừa chỉ tay về hướng đồ vật đó cho trẻ biết. Để giúp con phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất, cha mẹ hãy kết hợp vừa chỉ tay vừa nói chuyện thường xuyên với con. Trong giai đoạn sơ sinh, có thể trẻ vẫn chưa hiểu những điều cha mẹ nói nhưng nhờ cách giao tiếp kiểu này mà kĩ năng xã hội, khả năng nhận thức và sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ sẽ có những bước tiến bộ vượt bậc.
Da-tiếp-da thật nhiều
Não bộ con người luôn được lập trình đi tìm kiếm sự an toàn. Nếu não bộ không cảm thấy an toàn thì không thể tiếp nhận hay học thêm được bất cứ thứ gì. Do đó, muốn em bé từ khi mới chào đời đã học hỏi, khám phá được nhiều điều, phát triển não bộ hiệu quả thì bố mẹ cần phải thiết lập một môi trường tràn ngập sự an toàn và yêu thương xung quanh bé, tạo điều kiện để bé luôn cảm thấy được quan tâm, che chở, bình an.
Cách kết nối với bé theo kiểu da-tiếp-da sẽ giúp xây dựng cảm giác an toàn đó cho bé. Vì thế, hãy ôm hôn, vuốt ve, bao bọc bé và mát-xa cho bé thường xuyên là một phương pháp tuyệt vời để nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ.
Trò chuyện mặt-đối-mặt thường xuyên
Cảm xúc chính là một trong những cách đầu tiên để các em bé giao tiếp với thế giới bên ngoài. Trẻ càng sớm tiếp xúc với nhiều loại biểu cảm trên khuôn mặt của những người xung quanh thì càng phát triển tốt hơn các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, ít gặp rắc rối khi làm việc nhóm và xây dựng được những mối quan hệ trong xã hội bền vững, dài lâu hơn trong tương lai.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra những biểu cảm trên khuôn mặt của bố mẹ từ khi 3-4 tháng tuổi và đến 5 tháng tuổi là đã có thể hiểu được những cảm xúc khác nhau từ người lạ, tầm 7-9 tháng tuổi là nhận thức được biểu cảm trên mặt động vật như chó và khỉ. Mặt-đối-mặt với trẻ thường xuyên là cách cực kì tốt để kích thích não bộ bé phát triển.
Cách xử lý khéo không cần to tiếng khi con 'ăn vạ'
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mách cha mẹ cách phản ứng khôn ngoan để bé vẫn vâng lời mà không cần phải quát nạt, la mắng trẻ. |