Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, yếu tố vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người trưởng thành, nếu bé không được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Rửa tay sạch
Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ mỗi khi bế bé, cho bé ăn, tắm hay thay bỉm cho bé. Những vi khuẩn, virus mắt thường không nhìn thấy được có thể gây hại đến bé.
Vệ sinh bình sữa
Nếu mẹ quyết định nuôi con bằng sữa công thức hoặc vắt sữa mẹ trữ đông cho bé, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để bình sữa luôn được tiệt trùng đúng quy cách. Mẹ có thể luộc bình sữa hoặc dùng nước rửa bình chuyên dụng. Ngoài vệ sinh bình sữa, núm bình sữa cũng phải được tiệt trùng sạch sẽ, thay thường xuyên (khoảng 3 tháng/ lần).
Vệ sinh nướu lợi cho bé
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, yếu tố vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu. |
Trẻ sơ sinh chưa có răng nhưng không có nghĩa là mẹ được phép quên nhiệm vụ vệ sinh răng miệng cho bé. Ngay từ sau khi chào đời, mẹ phải vệ sinh nướu lợi sạch sẽ cho bé. Mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi vô trùng, vệ sinh nướu lợi bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch chỉ định cho trẻ sơ sinh. Sau khi vệ sinh nướu lợi, mẹ cũng cần vệ sinh phần lưỡi của bé. Giai đoạn này thức ăn chính của bé là sữa nên lưỡi sẽ bị bẩn thường xuyên. Nếu để lâu mà không vệ sinh dễ dẫn đến cặn sữa tích tụ ở lưỡi, gây nên tình trạng tưa lưỡi.
Phương pháp vệ sinh nướu, lợi và lưỡi cho trẻ sơ sinh được khuyến nghị là dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch, kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ tuyệt đối không làm theo các mẹo dân gian như đánh bằng mật ong, vì mật ong là thực phẩm cấm kỵ cho trẻ dưới 1 tuổi.
Thay bỉm thường xuyên
Thay bỉm thường xuyên cho bé để tránh bị hăm tã, rát da, đỏ tấy da. Trẻ sơ sinh thường đại tiện 3-4 lần trong ngày, nên mẹ chú ý thay bỉm cho bé ngay sau khi bé đại tiện xong. Trước khi thay bỉm nên rửa sạch phần phụ cho bé, lau khô rồi mới đóng bỉm lại.
Tắm cho bé
Trẻ sơ sinh cần được tắm hàng ngày để loại bỏ lớp da chết đi. Ngay cả vào những ngày mùa đông, mẹ cũng nên tắm cho bé vì sẽ giúp bé lưu thông khí huyết, ngủ ngon, bú tốt hơn. Miễn là phòng tắm phải kín gió và thời gian tắm không được quá lâu. Nước tắm cho bé phải ấm vừa phải (khoảng 38°C), không được lạnh quá, không được nóng quá. Khi tắm mẹ dùng khăn vải mềm lau người bé để tránh làm xước làn da mỏng manh của bé.
Vệ sinh bầu vú
Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho bé bú. Trước khi cho bé bú mẹ lau ngực bằng khăn xô mềm, hoặc dùng nước muối sinh lý vệ sinh đầu vú. Sau khi cho bé bú mẹ cũng thực hiện tương tự như vậy.
Ngủ chung với mẹ đến 3 tuổi giúp bé thông minh hơn
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Theo một nghiên cứu mới được đưa ra, trẻ sơ sinh nên ngủ chung giường với mẹ cho đến khi bé được ít nhất 3 tuổi. |