Một nghiên cứu gần đây vừa đưa ra kết luận những trẻ ngủ ít vào ban đêm thường có xu hướng ăn nhiều hơn. Ăn nhiều hơn so với nhu cầu của bé sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, thừa cân. Vì vậy đối với những trẻ ngủ ít, mẹ cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bé.
Trong nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã khảo sát thói quen sinh hoạt của hơn 1000 trẻ. Những trẻ được khảo sát phần lớn ở tầm tuổi 16 tháng tuổi. Các bé được theo dõi khảo sát đến khi tròn 21 tháng tuổi.
Sau cuộc khảo sát dài, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng những trẻ ngủ ít hơn dưới 10 tiếng một ngày có sức tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Cụ thể tiêu thụ nhiều hơn ít nhất 10% thức ăn so với những trẻ ngủ 13 tiếng mỗi ngày.
Bố mẹ nên theo dõi giờ giấc ngủ của bé. |
Mặc dù chưa có khẳng định chính xác về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ăn uống ở những trẻ ngủ ít, nhưng các nhà khoa học đang nghiêng về giả thuyết: ngủ ít gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, do đó dẫn đến ăn nhiều.
Vì vậy các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo, bố mẹ nên theo dõi giờ giấc ngủ của bé. Nếu thấy bé ngủ ít hơn cần tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục. Tránh để tình trạng ngủ ít kéo dài, khiến ăn nhiều hơn và tăng nguy cơ bị béo phì.
Bố mẹ có thể tham khảo thông tin cơ bản về số giờ ngủ trung bình của bé giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi sau đây:
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường ngủ nhiều, khoảng 16 tiếng, trong đó có khoảng hơn 8 tiếng là ngủ ban đêm.
– Trẻ 1 tháng tuổi, ngủ khoảng hơn 15 tiếng, cũng dành hơn 8 tiếng ban đêm để ngủ.
– Trẻ 2 tháng tuổi, ngủ khoảng 15 tiếng 30 phút, nhưng thời gian ngủ ban đêm lên đến 10 tiếng.
– Trẻ 3 tháng tuổi, ngủ khoảng 15 tiếng, ban đêm ngủ 10 tiếng.
– Trẻ 6 tháng tuổi, ngủ 14 tiếng, trong đó ban đêm ngủ 11 tiếng.
– Trẻ 9 tháng tuổi, ngủ 14 tiếng, trong đó ban đêm ngủ hơn 11 tiếng.
– Trẻ 12 tháng tuổi, ngủ 13 tiếng, trong đó ban đêm ngủ 11 tiếng rưỡi.