Sa sinh dục là chứng bệnh khá phổ biến nhưng không phải các bà mẹ sau sinh nào cũng biết đến. Các triệu chứng của sa sinh dục thường không biểu hiện ra ngoài hay thậm chí tưởng chừng như không tồn tại, khiến nhiều phụ nữ không biết rằng mình đã mắc bệnh. Một số người cho rằng sa sinh dục chỉ xảy ra với phụ nữ sinh thường, tuy nhiên những bà mẹ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy sa sinh dục là gì? Và làm thế nào để nhận biết mình đã mắc bệnh?
1. Sa sinh dục sau sinh là gì?
Quá trình mang thai và sinh nở sẽ tác động rất nhiều đến sự ổn định của các cơ đóng vai trò nâng đỡ, cố định các cơ quan thuộc vùng xương chậu. Sa sinh dục sẽ xảy ra khi các cơ quan tại khu vực này (tử cung, bàng quang, ruột) không còn nằm ở đúng vị trí sau khi các vùng cơ và dây chằng bị kéo dãn mạnh, không còn khả năng nâng đỡ, khiến cho những cơ quan ở trên bị sa xuống.
Một số dạng sa sinh dục thường gặp bao gồm sa dạ con (tử cung và cổ tử cung sa xuống hoặc đi vào âm đạo), sa bàng quang (bàng quang xệ xuống phía trước âm đạo), sa ruột (ruột sa xuống phía sau âm đạo), thoát vị ruột non (giữa trực tràng và âm đạo có khe hở khiến ruột bị sa xuống). Mỗi người có thể gặp một chứng bệnh riêng biệt nói trên hoặc gặp nhiều dạng bệnh cùng một lúc.
Quá trình mang thai và sinh nở sẽ tác động rất nhiều đến sự ổn định của các cơ đóng vai trò nâng đỡ, cố định các cơ quan thuộc vùng xương chậu. |
Sa sinh dục diễn tiến theo nhiều giai đoạn với các triệu chứng tăng cấp độ từ nhẹ đến nặng:
– Giai đoạn 0: Không có tình trạng sa cơ quan nội tạng. Các cơ quan bên trong được cơ và dây chằng nâng đỡ và nằm đúng vị trí.
– Giai đoạn 1: Gần như không có trình trạng sa vùng nội tạng, các vùng cơ vẫn có thể nâng đỡ cơ quan bên trong.
– Giai đoạn 2: Xuất hiện các dấu hiệu sa sinh dục. Dây chằng không đảm bảo nâng đỡ cơ quan bên trong và bắt đầu xệ xuống. Các cơ quan vẫn nằm bên trong âm đạo.
– Giai đoạn 3: Cơ quan vùng chậu bắt đầu phình to và vượt ra ngoài cửa âm đạo.
– Giai đoạn 4: Các cơ quan vùng chậu hoàn toàn nằm bên ngoài âm đạo.
2. Triệu chứng của bệnh
Tùy vào từng dạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh mà triệu chứng phát sinh có thể biến đổi theo nhiều hình thức khác nhau. Những ca sa sinh dục dạng nhẹ thậm chí còn không thể hiện triệu chứng gì cho đến khi kiểm tra sức khỏe. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu thường thấy của sa sinh dục ở phụ nữ sau sinh:
– Xuất hiện cơn đau ở vùng lưng dưới hoặc tăng áp lực ở xương chậu gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.
– Chảy máu bất thường, không thường xuyên ở âm đạo
– Thường xuyên đi tiểu không kiểm soát (hoặc són tiểu), tiểu nhiều, viêm nhiễm vùng bài tiết, gặp vấn đề về bài tiết.
– Cảm thấy có bộ phận bất thường ở bên ngoài âm đạo
– Cảm giác trùng xuống, nặng nề trong âm đạo
– Gặp nhiều khó khăn về hoạt động đường ruột, thường xuyên bị táo bón, phân lỏng, hoặc cảm giác khó chịu trong đường ruột.
Giúp mẹ bầu lựa chọn: đẻ thường hay đẻ không đau
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Phương pháp đẻ không đau hiện nay được rất nhiều mẹ quan tâm và tìm hiểu, vậy đẻ không đau là như thế nào? Nó có ưu nhược điểm gì, lợi hại gì? |