Tìm hiểu về sản sinh sữa mẹ còn là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nếu bạn đang tò mò không biết sữa mẹ được sản sinh như thế nào và thay đổi như thế nào trong suốt quá trình nuôi con, hãy khám phá những kiến thức này trong bài viết dưới đây.
Giới tính của em bé và sự đa dạng của sữa mẹ
Giáo sư Katie Hinde, nhà sinh học tại Đại học Harvard đã nghiên cứu về cách sữa mẹ tác động đến hệ miễn dịch, thần kinh và sự phát triển hành vi của em bé sơ sinh. Nghiên cứu của bà đã phát hiện ra rằng ở loài bò và khỉ, con mẹ sẽ tạo ra thành phần sữa khác nhau tùy thuộc vào việc con non là con đực hay con cái. Bà đã chỉ ra rằng:
– Sữa dành cho con cái có nhiều canxi hơn sữa dành cho con đực.
– Sữa dành cho con đực có hàm lượng chất béo và protein cao, ít đường hơn sữa dành cho con cái.
– Lượng sữa cho con cái nhiều hơn lượng sữa cho con đực.
Chúng ta không biết chắc liệu sữa mẹ có thay đổi phụ thuộc vào giới tính của em bé hay không, nhưng chúng ta đã biết rõ rằng sữa có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ. |
Hinde đã đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân là do:
– Sự tương tác khác nhau của con mẹ với con con, phụ thuộc vào việc con con là đực hoặc cái.
– Kiểu cho con đực và con cái bú là khác nhau.
– Những dấu hiệu hoóc-môn từ khi hình thành bào thai có thể tác động đến sữa mẹ khi con non được sinh ra.
Bởi vì nghiên cứu của Hinde không được thực hiện trên con người nên ý nghĩa của nghiên cứu đối với con người dường như bị hạn chế.
Chúng ta không biết chắc liệu sữa mẹ có thay đổi phụ thuộc vào giới tính của em bé hay không, nhưng chúng ta đã biết rõ rằng sữa có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài điều đáng quan tâm khác ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết sữa của mẹ:
Yếu tố di truyền và việc cho con bú
Người mẹ có thể truyền các yếu tố di truyền (tế bào gốc) cho con mình qua sữa. Điều này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé, ví dụ như sự phát triển của hệ miễn dịch. Sự thực này khiến những người nghiên cứu không quan tâm đến sự đa dạng của các yếu tố tác động đến sữa mẹ. Nếu có thể, đó chỉ là vấn đề về sinh học cơ thể. Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu này đang được lật lại và hi vọng nhận được nhiều khám phá thú vị.
Chế độ ăn uống của mẹ
Lượng chất dinh dưỡng khác nhau trong sữa mẹ có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Ví dụ, các loại chất béo mà mẹ nạp vào cơ thể có một vài tác động đến các loại chất béo ở trong sữa. Cụ thể, nếu mẹ ăn càng nhiều chất béo không bão hòa dạng đa thể như axit béo omega-3, chất béo này sẽ có càng nhiều trong sữa mẹ. Tương tự với i-ốt, các loại vitamin và khoáng chất.
Mùi vị sữa mẹ
Mùi vị sữa mẹ cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào loại thực phẩm mà mẹ ăn. Nếu bạn thích ăn rau, điều này có thể hữu ích với bạn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ ăn nhiều rau trong thời kỳ cho con bú có thể giúp con của họ bớt kén ăn hơn từ 6 tháng tuổi trở đi.
Sự thay đổi tự nhiên của sữa mẹ
Sữa mẹ thay đổi tự nhiên trong quá trình cho con bú từ ngày đầu tiên đến tuần đầu tiên, tháng đầu tiên và sau đó nữa. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ví dụ, khi trẻ mới sinh, nồng độ dinh dưỡng trong sữa mẹ đa dạng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của em bé. Trong thời kỳ cai sữa thì khác, sữa mẹ sẽ tăng các yếu tố miễn dịch để bảo vệ em bé trước khi việc cai sữa kết thúc.
5 lý do không nên tắm cho bé ngay sau khi sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ có biết vì sao bé sơ sinh không được tắm ngay sau khi sinh mà phải đợi đến ngày hôm sau? Sự trì hoãn này đem lại lợi ích như thế nào? |
6 chiêu “không tưởng” dỗ trẻ “ăn vạ” nín ngay lập tức
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Thay vì “nổi cơn tam bành” hay to tiếng quát mắng trẻ, bố mẹ hãy thử đánh lạc hướng con bằng những hoạt động cực thú vị dưới đây. |