Thai nhi 2 tuần tuổi như thế nào?
Đã kể hết tuần đầu tiên, đến tuần thứ 2 cơ thể mẹ đang chuẩn bị tích cực cho quá trình rụng trứng. Tuy đến tuần thứ 2, thai nhi vẫn chưa hình thành, nhưng đây cũng là giai đoạn để mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho thai nhi rồi nhé.
Thai nhi 2 tuần tuổi được hình thành như thế nào?
So với tuần đầu thì đến tuần thứ 2, cơ thể mẹ vẫn đang tích cực chuẩn bị để mang thai. Đây cũng là thời điểm được xem là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của thai nhi sau này. Mặc dù bé vẫn chưa thực sự xuất hiện, những quả trứng của mẹ vẫn đang tiếp tục phát triển để kịp chín vào ngày rụng trứng.
Thai nhi 2 tuần tuổi sẽ thay đổi như thế nào? |
Sau khi trải qua một quãng đường dài để có thể thụ tinh (kéo dài 3 đến 4 ngày) từ vòi trứng đến tử cung, trứng đã được thụ tinh bây giờ được gọi là hợp tử . Một hoặc hai ngày sau dâu phôi sẽ tiếp tục đi vào lớp màng nhầy của tử cung tiếp tục được phát triển.
Vào khoảng thời gian này em bé của bạn đang phát triển và chỉ là một tế bào nhỏ hình cầu và chính thức được các bác sĩ gọi là túi phôi: Túi phôi có khối tế bào ở bên trong và sẽ phát triển thành phôi. Có một khoang chứa dịch sẽ phát triển thành túi nước ối và một khối tế bào ở bên ngoài sau này sẽ trở thành nhau thai. Nhau thai là một cơ quan có hình dạng giống chiếc bánh ngọt. Nhau thai làm nhiệm vụ tạo oxy và tạo dinh dưỡng để duy trì sự sống cho em bé cũng như xử lý các chất thải. Và khi thai nhi đang phát triển thì việc bạn cần làm là chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi cùng với ông xã.
Mẹ bầu nên chuẩn bị gì tốt nhất cho thai nhi?
Việc chào đón bé yêu chào đời không chỉ có mỗi mẹ bầu chủ động mà hơn thế nữa phải cần có sự tích cực từ các ông chồng nữa nhé. Cả hai vợ chồng nên nhanh chóng lập kế hoạch ăn uống lành mạnh, hãy từ bỏ những thói quen xấu như uống rượi bia, thuốc lá,… và cũng đừng quên lên kế hoạch hoàn hảo cho việc “yêu”. Trong thời gian chờ đợi, mẹ nên giữ cho tinh thần thoải mái. Stress có thể làm chu kỳ kinh nguyệt mất đi sự đều đặn vốn có và ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng.
Hơn thế nữa, các mẹ bầu nên:
+ Hãy từ bỏ những thói quen không lành mạnh
+ Hãy tập cho mình và ông xã một chế độ ăn uống hợp lý
+ Hãy luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh và nên hạn chế sử dụng thuốc.
+ Nếu bạn đang có sử dụng thuốc có kê đơn của bác sĩ thì cũng nên kiểm tra xem loại thuốc này để biết rằng liệu bạn có nên tiếp tục sử dụng thuốc.
+ Hãy luôn bổ sung một lượng axit folic cho cơ thể mỗi ngày nữa đấy nhé.
Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp ích được nhiều cho các cặp vợ chồng đang lập một kế hoạch để chào đón em bé ra đời nhé.
Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Viêm cổ tử cung có mang thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy có hay không việc mang thai được khi bị bệnh? |
Bà bầu muốn khỏe mạnh phải ăn những thực phẩm này
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Phụ nữ mang thai hãy thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây để thai nhi luôn khỏe mạnh và tốt nhất cho cơ thể bà bầu. |