Thai nhi 4 tuần tuổi như thế nào?
4 tuần tuổi cũng đánh dấu tháng đầu tiên khi em bé ở trong bụng mẹ. Nhưng thai nhi đã được 4 tuần vậy quá trình phát triển của thai nhi đến đâu? Khi siêu âm thai nhi chỉ thấy em bé đang dần lớn trong bụng của mẹ, khi ban đầu chỉ giống như 1 chú nòng nọc? chúng ta hãy cùng thử xem đến 4 tuần tuổi thai nhi sẽ phát triển như thế nào nhé?
Thai nhi phát triển như thế nào trong 4 tuần đầu?
-Hình dáng: Tuần này em bé của bạn trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Vẫn đầu to, thân mình bé xíu cùng những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này. Dù vậy, không có gì phải lo lắng, hình dạng này sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhiều sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong mỗi ngày, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngủ.
Thai nhi đến tháng thứ 4 phát triển như thế nào? |
– Tim thai: Có thể nhìn thấy nhịp tim của em bé qua siêu âm âm đạo và nếu đếm, nó sẽ vào khoảng 80 nhịp/ phút (80 BPM).
– Sự tuần hoàn: Trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.
– Các cơ quan nội tạng quan trọng: Các cơ quan này đang được hình thành trong hình hài bé xíu đó. Mặc dù rất nhỏ, nó vẫn có đủ không gian cho gan, thận và thậm chí là phổi. Cho dù bạn đang cảm thấy mệt mỏi, vẫn có rất nhiều năng lượng của bạn đang liên tục được chuyển vào để nuôi lớn em bé.
– Sự hình thành hàm, cằm, và thậm chí má của thau nhi: Quá trình hình thành đang bắt đầu hình thành. Tất nhiên là cũng bé xíu, nhưng chúng sẽ lớn lên nhanh chóng kể từ tuần này.
– Lớp ngoại bì: Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng
Mẹ bầu nên chú ý điều gì trong tuần thứ 4?
1.Bạn nên dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi để có thể ứng phó với cơn buồn nôn.
2. Hãy chuẩn bị thật tốt cho những cơn ốm nghén kéo dài.
3. Bạn hãy tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi, bởi trong tuần thứ 4 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.
4. Tình trạng khó chịu và nôn mửa có thể dẫn đến giảm cân. Nhưng bạn hãy yên tâm vì bạn sẽ có nhiều thời gian để lấy lại trọng lượng, và còn phát triển to hơn nữa trong những tuần sau của thai kỳ.
5. Bạn hãy tự lên một chế độ ăn uống thật hợp lý để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi nữa nhé.
6. Bạn hãy tự giảm thiểu những căng thẳng mệt mỏi và hãy tự thả lỏng và thư giãn bản thân.
Cơ thể mẹ bầu có những thay đổi gì?
+ Các mẹ bầu sẽ cảm thấy các triệu chứng tương tự như tuần trước, chỉ là ở mức độ nặng hơn: nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi, mệt mỏi hơn,…
+ Đôi khi cảm thấy rất mệt hay nói cách khác, giống như đói lả đi vậy.
+ Với một số phụ nữ lúc này bắt đầu có cảm giác thèm ăn, thậm chí thèm các món mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến
+ Ngực và núm vú của bạn có thể mỗi lúc càng trở nên nhạy cảm hơn.
+ Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nó quá nhiều, có mùi hôi, và làm bạn ngứa ngáy thì nên đi bác sĩ để kiểm tra. Nhiễm nấm là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ khi lượng hormone đang tăng lên nhanh chóng, và có những thay đổi từ hệ khuẩn cũng như độ Ph trong môi trường âm đạo.
+ Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu,…
Nếu bạn quan hệ tình dục đều đặn điều gì sẽ xảy đến với cơ thể?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Nếu bạn quan hệ tình dục đều đặn điều gì sẽ xảy đến với cơ thể – cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin cho sức khỏe. |
Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Viêm cổ tử cung có mang thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy có hay không việc mang thai được khi bị bệnh? |