Sự thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 8 của thai kỳ
Tim đang dần hoàn thiện, những đường nét và những bộ phận trên khuôn mặt của thai đang dần hình thành rõ nét,…đó đều là những sự thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 8. Nhưng còn những sự thay đổi diệu kỳ nào đang diễn ra trong bụng mẹ nữa?
Đến tuần thứ 8, thai nhi đã phát triển như thế nào?
+ Kích thước của thai nhi:
Sự phát triển của thai nhi được tính theo từng tuần và đã có chiều dài vào khoảng 1.5 cm.
+ Sự hình thành ngón chân:
Sự thay đổi của thai nhi ở tuần tuổi thứ 8 như thế nào? |
Những ngón tay ngón chân của em bé đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8, và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.
+ Hoàn thiện sự “sắp xếp” bộ phận trên cơ thể của thai nhi:
Đến tuần thứ 8, tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí và sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.
+ Sự hoạt động của thận:
Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.
+ Phát triển các cơ quan sinh dục:
Nếu thai nhi là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hóoc-môn nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.
+ Đầu thai nhi:
Khi siêu âm, các mẹ sẽ thấy, phần đầu của thai nhi vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
+ Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.
+ Sự hình thành của các dây thần kinh:
Dây thần kinh của thai nhi, cũng bắt đầu phát triển ở chi dưới, và vào cuối tuần này sẽ hình thành thành các bộ phận riêng biệt như đùi, chân và bàn chân.
+ Các cơ quan nội tạng:
Cơ quan nội tạng của thai nhi đang tiếp tục phát triển, trong đó ruột đã được 'trang bị' thêm máu và dây thần kinh. Nhau thai cũng dần hoàn thiện đầy đủ các thành phần và chức năng.
Mẹ bầu cần lưu ý gì ở tuần thứ 8?
Trong 3 tháng đầu mang thai, hiện tượng thai nghén của mẹ bầu sẽ nhận thấy rõ rệt nhất với những triệu chứng như: có cảm giác buồn nôn, ốm nghén vì vậy nên không muốn ăn uống bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, việc nạp dinh dưỡng vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Lúc này mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả để vừa dễ ăn mà vẫn cung cấp được vitamin cần thiết.
Các mẹ bầu cũng nên loại bỏ những đồ uống có cồn rất độc hại như bia, rượu… vì chúng sẽ gây hại cho bé yêu.
Hãy cung cấp dinh dưỡng từ những đồ uống thiên nhiên như nước dừa, nước chanh.
Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước nhất là khi mẹ bị nghén nặng, hãy uống đủ 8 ly nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày.
Nếu mẹ bầu đẫ từng mang thai trước đó và có xảy ra một trong các biến chứng như nhiễm trùng, tiền sản giật, sinh non hoặc trầm cảm sau khi sinh thì mẹ nên trao đổi thẳng thắn với bác sỹ về vấn đề này đế có những lời tư vấn và chế độ sinh hoạt tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Nếu các mẹ mắc phải các bệnh trong thai kỳ hoặc tiền sử mắc bệnh như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hay sức khỏe tinh thần,… thì việc lấy lời khuyên của các bác sĩ là việc cần thiết đấy nhé.
9 lợi ích to lớn chỉ bà bầu mới có
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mang bầu không chỉ là điều tuyệt vời và thiêng liêng, nó còn mang lại những lợi ích không ngờ về sức khỏe. |
Dấu hiệu mang thai thể hiện trên khuôn mặt chị em phụ nữ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dựa vào những sự thay đổi trên khuôn mặt chị em phụ nữ là bạn có thể nhận biết các dấu hiệu đang mang thai. |