Thai nhi đến tuần thứ 17 phát triển như thế nào?
Cơ thể bé đang dần lớn lên, tim và thận đã bắt đầu thực hiện chức năng của mình. Không chỉ vậy, thai nhi đã bắt đầu biết mút tay hay có những cử động ở mắt,…
Tuần thứ 17 của thai kỳ, thai nhi phát triển như thế nào?
Kích thước và sự phát triển của cơ thể bé:
Đến tuần thứ 17, thai nhi dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau khi sinh.
Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này sau khi sinh.
Bắt đầu biết nuốt dịch nước ối:
Đến tuần thứ 17, bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận cuả bé.
Sự phát triển của tóc:
Đến tuần thứ 17, thai nhi phát triển như thế nào? |
Đến tuần thứ 17, trên cơ thể bé bắt đầu có những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Thông thường, những em bé sinh non khi sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên lưng và cánh tay. Một số bé lại có khuynh hướng hói trong vài tháng và có một chỏm tóc mọc trên đầu. Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là những phát triển chung nhất của thai nhi trong giai đoạn tương ứng.
Thai nhi hoạt động và “quẫy hơn” những giai đoạn trước:
Mặc dù ở giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể, nhưng so với những giai đoạn trước thì bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ. Bé liên tục co duỗi tay chân và mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tới.
Mạch máu:
Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng, đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút. Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.
Sự phát triển hoàn thiện của cơ quan sinh dục:
Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thứ 17?
– Đây là giai đoạn mà mẹ bầu có thể thấy liên tục thèm ăn trong thời điểm này. Do vậy mà mẹ bầu
nên chọn những bữa ăn chính và nhẹ giàu dinh dưỡng thay vì loại thực phẩm không chứa calo như khoai tây chiên, kẹo hoặc các chất ngọt.
-Có sự thay đổi trong hệ tim mạch, hệ tim mạch của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ.
– Trong giai đoạn giữa thai kỳ này, huyết áp có thể thấp hơn bình thường, do đó mà các mẹ bầu các cũng nên cẩn thận với các triệu chứng liên quan đến huyết áp đấy nhé.
– Đã đến tuần thứ 17, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần. Vì khi nằm ngửa hoàn toàn, tử cung có thể đè lên tĩnh mạch chính, làm giảm lượng máu chảy về tim. Do vậy, các mẹ cũng nên lưu ý về những bộ quần áo rộng rãi và tư thế nằm của mình nhé.
– Nếu mẹ vẫn chưa siêu âm giữa thai kỳ, hãy thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra sự tăng trưởng của bé, dò các dị tật bẩm sinh nhất định, kiểm tra nhau thai và dây rốn, xác định lại ngày dự sinh và xem mình đang mang thai bao nhiêu bé.
– Xuất hiện những cơn thở hổn hển và sẽ thấy mệt mỏi hơn. Hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực để bơm máu đi nuôi cơ thể và qua cuống nhau vào bé. Vì thế, bạn cần đảm bảo bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin C và sắt có trong thịt bò, rau xanh, ngũ cốc và trái cây tươi.
– Nhiệt độ của cơ thể mẹ bầu tăng lên khiến bạn cảm thấy nóng nực và bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Do vậy mà các bạn nên mặc những bộ quần áo thoải mãi và không quá bó sát lấy người.
– Các mẹ bầu cũng nên thận trọng với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Niệu đạo của phụ nữ ngắn và ở gần 2 cơ quan âm đạo và lỗ hậu môn nên rất dễ gây viêm nhiễm ngược dòng. Vậy mẹ bầu nên làm gì để phòng tránh:
+ Luôn vệ sinh cá nhân, vệ sinh đường sinh dục, tiết niệu hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục.
+ Luôn rửa và lau sạch vùng kín theo hướng từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh để tránh hiện tượng đưa vi khuẩn vào niệu đạo gây viêm nhiễm ngược dòng.
+ Hãy tập thói quen uống nhiều nước và không nên cố nhịn khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh.
+ Xuất hiện chứng ợ nóng trong thai kỳ. Lượng hoóc môn tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hoá, nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. Cảm giác nóng rát sau ngực xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn (các cơ này có nhiệm vụ giữ các chất ở trong dạ dày), khiến cho axit ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này khiến bạn có cảm giác muốn nôn mửa.
Cách chữa trị: Việc duy trì một chế độ ăn hợp lý; tăng cường các loại thức ăn có dạng lỏng, loại bỏ ra khỏi bữa ăn những thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay, các món nướng, chocolate, cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas; nên kê gối cao hơn bình thường một chút khi ngủ sẽ là những hoạt động làm tiêu biến chứng ợ nóng của các mẹ đấy nhé.
Mang thai mấy tháng thì thai máy?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Theo dõi thai máy là một yêu cầu quan trọng dành cho các mẹ bầu để nắm được tình hình sức khỏe thai nhi. Vậy mang thai mấy tháng thì thai máy? |
Thai nhi 13 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mỗi ngày trôi qua, thai nhi trong bụng mẹ bầu ngày càng lớn hơn, vậy thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào? |