2016-08-04 15:30:33
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"day-con":"d\u1ea1y con","lam-gi-khi-con-noi-leo":"l\u00e0m g\u00ec khi con n\u00f3i leo","sua-tat-noi-leo-cua-tre":"s\u1eeda t\u1eadt n\u00f3i leo c\u1ee7a tr\u1ebb","tre-noi-leo":"tr\u1ebb n\u00f3i leo"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:600:408:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA4LzA0L3RyZS1ub2ktbGVvLTItcGh1bnV0b2RheV8xNDcwMjk5OTI4LTEwNTIyOHRyZS1ub2ktbGVvLWtob25nLXhhdS1uaHUtY2hhLW1lLXZhbi10dW9uZy5qcGc.webp

Trẻ nói leo không xấu như cha mẹ vẫn tưởng

Người lớn thường kết tội một đứa trẻ có tật nói leo là hỗn láo. Nhưng nếu hiểu được lí do thực sự khiến trẻ nói leo, ngắt lời người lớn, bạn có thể sẽ thay đổi suy nghĩ này.

Tật nói leo, ngắt lời người lớn thường xuất hiện nhiều nhất khi bé nói sõi (khoảng từ 2 – 3 tuổi), hoặc khi các bé bắt đầu đi học (khoảng từ 7 – 9 tuổi). Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ con thích nói leo mà tùy theo đó, cha mẹ cần có biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn cho phù hợp.

Trẻ vô tư, thích nói

Một bé hay nói leo có thể do bé vô tư, thích nói, chưa biết để ý đến cảm nhận của người khác, càng chưa biết đến phép lịch sự trong giao tiếp. 

Với trẻ bé chưa hiểu rõ vấn đề, khi nghe những gì cha mẹ đang nói nếu chúng xen ngang chẳng qua là bé quá háo hức vì lần đầu có cảm giác là chúng có đủ “khả năng” để tham dự vào đề tài của người lớn mà thôi.


Khi bắt đầu nói sõi, trẻ thường háo hức tham dự vào câu chuyện của người lớn, dẫn đến tật nói leo (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) 

Trẻ thích thể hiện bản thân hoặc muốn gây chú ý

Có thể do bé bị cấm đoán nhiều thứ trong sinh hoạt, trong khi bản thân trẻ là một người hiếu động, nên khi có khách bé được dịp 'xổ lồng', nói leo, ngắt lời người đến để được chú ý. 

Trẻ nhỏ nói leo có thể vì muốn được người lớn chú ý đến mình (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) 

Những đứa trẻ dưới 5 tuổi thường nhận thấy rằng, mặc dù chúng có thể nói nhưng không thể bì lại với cha mẹ trong bất cứ tình huống nào và chúng cũng không thể bảo người lớn dừng trò chuyện để quan tâm tới mình. Lúc này, có hai biện pháp trẻ hay sử dụng. Một là nổi giận, khóc lóc ầm ỹ buộc người lớn phải chú ý tới chúng; hai là dùng sức mạnh của lời nói để cắt ngang lời cha mẹ nhằm khẳng định sự có mặt của mình. Biện pháp thứ hai chính là lí do khiến trẻ bắt đầu nói leo.

Trẻ có nhu cầu cần bày tỏ ngay lập tức

Nguyên nhân thứ ba, dù ít được cha mẹ để ý nhưng lại rất quan trọng đối với trẻ. Ví dụ: Chúng muốn được xem chương trình ti vi mà chúng yêu thích, đi ra ngoài chơi, đọc sách chuyện thay vì phải làm bài tập…, mà người lớn lại không chú ý chỉ mải câu chuyện của mình, thì buộc trẻ phải nói leo thật to và đây là cách duy nhất để chúng bày tỏ nhằm thuyết phục cha mẹ làm theo ý mình.

Đôi khi trẻ có nhu cầu chính đáng cần bày tỏ nhưng bị người lớn phớt lờ, khiến chúng phải nói leo (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) 

Trẻ được nuông chiều

Cũng có bé do được cha mẹ chiều, nói leo một vài lần không bị ai phản ứng, thậm chí có cha mẹ còn tỏ ra tự hào vì con lanh lẹ, nên quen dần thành tật khó bỏ.

Bé luôn xen vào giữa lời của người lớn đang nói chuyện hoặc nói leo, điều đó có thể do bé nôn nóng hỏi mẹ điều gì. Nhưng mẹ cứ chiều bé, cho phép bé ngắt lời mình, mẹ vô tình làm hư bé.

Bé sẽ không học được cách quan tâm đến người khác hoặc không biết tự chơi một mình khi mẹ bận rộn. Theo các chuyên gia tâm lí, điều đó sẽ làm bé nghĩ bé có quyền dành hết sự quan tâm của mọi người và không thể nào chịu được sự buồn bực.

Trẻ muốn bày tỏ chính kiến của mình

Một đứa trẻ nói leo cướp lời người lớn thường bị gán cho tội hỗn láo, vô lễ và khó dạy. Có những trẻ cắt ngang lời bố mẹ với vẻ chống đối, nói liền một lèo chẳng thèm để ý tới phản ứng của bố mẹ. Một số trẻ khi cắt ngang lời cha mẹ thường tỏ ra quả quyết, mặt đỏ bừng và lông mày nhíu lại. 

Nếu tìm hiểu kĩ động cơ của trẻ, bạn sẽ thấy tình hình không đến nghiêm trọng như vậy. Đối với trẻ lớn đã hiểu được nhiều khái niệm về sự công bằng, đạo đức và bình đẳng…, trẻ sẽ có suy nghĩ và lập luận riêng về những vấn đề đó, nên nếu trẻ có nói xen vào những cuộc trò chuyện của cha mẹ thì tức là trẻ muốn tranh luận và nêu lên chính kiến của mình. 

Khi đó, việc trẻ không đồng tình với những ý kiến của cha mẹ và bày tỏ thái độ phản đối của mình không hẳn là xấu. Ngược lại, cha mẹ nên cảm thấy vui mừng vì con đã có những suy nghĩ, lập luận riêng và nên tôn trọng nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân của trẻ.

Với trẻ lớn nói leo thì cha mẹ phải cho trẻ biết là bạn đã hiểu được suy nghĩ của chúng sau khi lắng nghe những điều chúng nói, nếu không chúng sẽ nghĩ bạn chẳng để tâm đến chuyện của mình rồi tiếp tục nói leo. Đồng thời, bạn cần khéo léo dạy con hiểu rằng, cần phải biết tôn trọng cuộc trò chuyện của người lớn và biết bày tỏ ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ, với cách thức phù hợp hơn.

Hành xử sai lầm của cha mẹ khiến con ngày càng lười học
Hành xử sai lầm của cha mẹ khiến con ngày càng lười học
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình chăm học. Nhưng khi thấy con lười biếng, cha mẹ có khi lại phản ứng sai lầm khiến con ngày càng lười học hơn.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...