Đát Kỉ – triều Thương
Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.
16 tuổi, Đát Kỷ như một bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đàn ca nhảy múa hết mực giỏi giang. Trụ Vương và Đát Kỷ là 1 cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người. Tương truyền, trong cung Trụ có 1 nơi dành riêng cho thú vui của vua Trụ. Vua Trụ, Đát Kỷ được cưng chiều cùng các mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây.
Đát Kỷ tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay. Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.
Kể từ ngày có Đát Kỷ, Trụ Vương càng đam mê tửu sắc. Để lấy lòng mỹ nhân, Trụ Vương đã làm vô số điều thất đức, hại dân, hại quân thần trung tín, gây nên sự sụp đổ tất yêu của nhà Thương.
Tây Thi thời Xuân Thu
Đứng ở một góc độ nào đó mà nói thì nàng chính là một “anh hùng” của nước Việt. Nhưng từ góc độ của nước Ngô thì nàng lại là “hồng nhan chi họa”. Nàng chính là con bài chủ chốt trong “mỹ nhân kế” nhằm mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm vui thú, hưởng lạc bên nàng, dần dần mất hết ý chí. Chính vì thế nước Ngô ngày càng suy yếu và đã bị nước Việt phục thù.
Bao Tự – triều Chu
Chu U Vương vì say mê Bao Tự, nên để làm nàng cười, vua quyết tâm dùng mọi cách cho bằng được. Khi ấy, quanh đất nhà Chu vốn có nhiều tháp dầu để khi có giặc loạn thì đốt lửa lên cho các quân chư hầu xung quanh biết mà kéo đến, một lần được vị quan trong triều mách nước, Chu U Vương liền đốt lửa để các vị trên tháp dầu. Quân chư hầu xung quanh thấy cột lửa cháy, vô cùng sốt ruột, hớt ha hớt hải mang binh sĩ đến ứng cứu. Ấy thế mà khi đến kinh thành thì thấy mọi người đi lại sinh sống vẫn bình thường, không có giặc giã gì, quân chư hầu liền ngơ ngác nhìn nhau không hiểu. Bao Tự được Chu U Vương dẫn lên cao nhìn cảnh ấy, nàng bật tiếng cười lớn làm U Vương rất hoan hỉ.
Sau này, để mang tiếng cười cho người đẹp, U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu trêu đùa chư hầu. Không may thay, cũng vì việc này, mà về sau, khi quân Khuyển Nhung đem quân đến đánh kinh thành, Chu U Vương hoảng sợ thắp lửa gọi ứng cứu thì quân lính xung quanh cứ tưởng đùa vui mà chẳng chút bận tâm, cuối cùng đau đớn mà mất nước. Về phía Bao Tự, khi nhà Chu sụp đổ, phiến quân nổi loạn đánh vào trong cung, nàng cũng thắt cổ tự tử mà chết.
Điêu Thuyền của Tam Quốc
Sự xuất hiện của Điêu Thuyền thời Tam Quốc cũng tương đối khá giống Tây Thi. Nàng vô tình cũng trở thành vật hy sinh cho những mưu toan chính trị. Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận được đó là sắc đẹp tuyệt trần của nàng và những ảnh hưởng mà mỹ nhân này đã gây ra cho lịch sử Trung Hoa xưa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được mọi người ca tụng “Bế nguyệt” (vẻ đẹp đó khiến trăng xấu hổ mà giấu thân đi mỗi khi nàng xuất hiện).
Trong ván cờ chính trị này Điêu Thuyền chính là người được Vương Doãn bày kế dùng sắc đẹp của mình để mê hoặc cả Đổng Trác và con nuôi là Lữ Bố. Vì một mỹ nhân, mà Lữ Bố đang tâm giết Đổng Trác để giành được Điêu thuyền. Cũng chính từ thời khắc đó mà bánh xe lịch sử Trung Quốc phải chuyển sang hướng khác.