Thanh Thánh Tổ tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), còn gọi là Khang Hi Đế, là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Khang Hy là vị vua thông minh, tài hoa, cẩn thận, cần cù, sống giản dị, tính tình khoan hòa, nhưng can đảm và cầm quân giỏi.
Khang Hy là hoàng đế thứ 4 của triều Thanh, Trung Quốc, có 4 hoàng hậu nhưng có người vừa sắc phong đã qua đời, hay chuẩn bị được sắc phong thì lại mất.
Khang Hy một vị vua tài ba của nhà Thanh nhưng lại vô cùng đa tình |
Hoàng hậu đầu tiên của Khang Hy là Hiếu Thành Nhân, thuộc gia tộc Hách Xá Lý (1654-1674). Bà là cháu gái của Sách Ni, mẹ của thái tử Dận Nhưng. Tuy nhiên, hoàng hậu Hiếu Thành Nhân vì khó sinh nên qua đời khi mới 21 tuổi. Bà là hoàng hậu qua đời trẻ nhất triều Thanh, đồng thời là hoàng hậu duy nhất qua đời vì khó sinh.
Hoàng đế Khang Hy vô cùng sủng ái hoàng hậu Hiếu Thành Nhân bởi hai người là thanh mai trúc mã, rất tâm đầu ý hợp. Hơn nữa, cả hai còn cùng nhau trải qua những ngày Ngao Bái chuyên quyền.
Hoàng hậu không những chăm lo chốn hậu cung mà còn giúp vua xử lý việc nước. Cuộc hôn nhân giữa hoàng đế Khang Hy và Hiếu Thành Nhân hoàng hậu vốn do Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang an bài. Mục đích để gia tộc Ái Tân Giác La mượn tay gia tộc Hách Xá Lý diệt trừ Ngao Bái.
Bất hạnh của vua Khang Hy là người ông lập làm hoàng hậu đều đoản mệnh |
Hoàng hậu thứ hai của vua Khang Hy là Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (1653-1678), thuộc gia tộc Nữu Hỗ Lộc, con gái của Át Tất Long Dòng họ Nữu Hỗ Lộc, một số dị bản ghi ghép lại là “Nữu Hỗ Lỗ”, là một trong tám thị tộc Mãn quyền lực nhất nhà Thanh. Khi nhập cung, bà được sắc phong Quý phi, sau khi Hiếu Thành Nhân hoàng hậu qua đời, bà được chọn làm Hoàng hậu kế vị. Lên ngôi Hoàng hậu được 6 tháng thì bà qua đời, không con cái.
Hoàng hậu thứ ba Hiếu Ý Nhân, thuộc gia tộc Đông Giai (?-1689), là người Hoàng Kỳ Mãn Châu, con gái Lĩnh thị vệ Nội đại Thần Đông Quốc Duy. Bà là chị họ của vua Khang Hy, em gái Hiếu Khang Trương hoàng hậu… Bà sinh được Hoàng bát nữ.
Số phận của hoàng hậu Đông Giai thậm chí còn kém may mắn hơn hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc. Năm 1689, khi bà lâm bệnh nặng, Khang Hy đã từng nghĩ dùng đến cách “trùng hỉ” trong dân gian để mong cứu nàng, ông lập tức sắc phong cho nàng là hoàng hậu để mong vận “trùng hỉ” đến có thể xua đi đen đủi nhưng mọi thứ đã quá muộn không thể cứu nổi sinh mệnh của nàng. Đúng vào ngày sắc phong thì nàng qua đời. Đại lễ sắc phong đột nhiên biến thành tang lễ, đau thương bao phủ khắp hoàng cung. Hoàng hậu Đông Giai chỉ lên ngôi một ngày đã qua đời. Kể từ đó, hoàng đế Khang Hy không lập hoàng hậu cho tới khi qua đời.
Cả 3 vị hoàng hậu của Khang Hy đều tạ thế khi tuổi đời còn rất trẻ, khiến Khang Hy vô cùng đau khổ. Cũng chính vì thế suốt từ năm thứ 28 đến năm thứ 61 Khang Hy, trong suốt khoảng thời gian 33 năm Khang Hy đã để trống vị trí hoàng hậu. Sau khi Khang Hy mất, Tứ A Ca Dận Chân tức vị, mẫu thân của ông là Ô Nhã thị hưởng phúc của con mà được tôn thành hoàng thái hậu tức trở thành vị hoàng hậu thứ 4 của Khang Hy, nhưng tiếc rằng Khang Hy đã mất trước khi biết điều đó.
Chân dung hoàng đế Ung Chính (1678-1735), con trai hoàng hậu Ô Nhã Thị |
Năm 1723, hoàng đế Khang Hy qua đời, con trai của Đức phi, Dận Chân lên kế vị, lấy hiệu Ung Chính. Nhờ phúc của con, Đức phi được phong làm Nhân Thọ hoàng thái hậu. Tuy nhiên, chưa tới ngày được sắc phong chính thức, năm 1724, bà qua đời.
Vị hoàng đế giết con chỉ để lấy lòng mỹ nhân
(Khám phá) – (Phunutoday) – Người Trung Quốc thường nói “hổ dữ cũng không ăn thịt con”. Nhưng Hán Thành Đế lại giết chính con của mình để vừa lòng mỹ nhân. |
Khám phá chuyện đêm động phòng của vua chúa
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đại hôn lễ của hoàng đế Trung Hoa chỉ tổ chức duy nhất với chính cung hoàng hậu nên buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và cầu kỳ. |