Việc phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bước tiến dài trong ngành khảo cổ và giúp các sử gia có cái nhìn sâu hơn về một triều đại từng rất hưng thịnh trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời nguyên nhân cái chết bất ngờ của Tần vương cũng bắt đầu hé mở.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, vị trí này được coi là “đế thủy” của Tần vương. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng, vùng này mang thế đất con rồng. Lăng mộ Tần vương nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng. Bởi vậy, đây là khu lăng mộ rất linh thiêng và mang nhiều điển tích kỳ lạ bao quanh.
Ảnh minh họa |
Gần 4 thế kỷ đã trôi qua, các nhà khảo cổ học đã khám phá thêm nhiều di tích quanh lăng mộ của vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng. Đến thời điểm này, họ đã khai quật được hơn 2.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ. Họ hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến Đội quân đất nung của Tần vương mỗi bức tượng một khuôn mặt, một trạng thái cảm xúc. Ý nghĩa của chúng cũng là điều gây tò mò cho các lịch sử gia và họ đang tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu Đội quân kỳ lạ này.
Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, còn khoảng hơn 6.000 bức tượng nữa, một con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa ở Trung Hoa thời xưa. Quá trình khai quật lăng mộ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các bức tượng đã bị thời gian “mài mòn” đi khá nhiều. Nhà khảo cổ Romey cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu khai quật đội quân đất nung vào những năm 70, do các bức tượng tiếp xúc với không khí và ánh sáng một cách đột ngột nên sau thời gian ngắn, từng mảng sơn bắt đầu bong ra và phai màu dần.
Ngày nay, chúng tôi đã tìm ra một kỹ thuật mới để bảo vệ màu sơn khi khai quật. Nếu khoa học có nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại và phương pháp khai quật tiến bộ, lăng mộ sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng và nhiều bí mật của lăng mộ cũng sẽ được giải đáp”.
Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 TCN.
Các chiến binh đất nung được đặt theo cấp bậc mà họ nắm giữ trong thời gian đương đại. Họ được phân bố trong ba không riêng biệt. Khoang đầu tiên và lớn nhất chứa các chiến binh làm nhiệm vụ chiến đấu, khoang thứ hai là nơi đặt quân dự bị trong khi khoang thứ ba nhỏ hơn lại là căn cứ của 68 chỉ huy ưu tú. Tất cả những người lính đều phải quay mặt về phía đông để bảo vệ thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng |
Bí ẩn của lăng mộ này nằm ở thực tế là ba khoang chiến binh đất nung chỉ chiếm 1% diện tích của toàn bộ khu mộ. Phần trung tâm của công trình cao 90feet nằm bên dưới một kim tự tháp bằng đất nung vẫn chưa được khai quật. Theo các nhà sử học Trung Quốc, khu vực này được xây dựng như một thành phố với các bức tường, cung điện và nghĩa trang, tất cả đều phục vụ cho cuộc sống sang trọng ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng.
Cung điện dưới lòng đất được cho là cấu trúc phức tạp nhất. Nó cũng có thể là nơi chôn giấu những báu vật như vàng, ngọc và các đồ vật giá trị khác.
700.000 tù nhân chiến tranh và nô lệ đã tham gia vào việc xây dựng công trình phức tạp và không thấm nước này. Sau đó, họ đã bị giết chết để không làm lộ bí mật về lăng mộ. Để làm cho cuộc sống ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng cũng được sung túc như lúc còn trên dương gian, nhân tình của ông cũng bị chôn sống trong mộ.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn trong quan tài cùng nhiều ngọc ngà châu báu, nhiều tác phẩm thủ công tinh xảo và một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh được khảm ngọc, những viên trân châu được gắn trên vòm mộ dùng để biểu tượng cho những ngôi sao và các hành tinh, xung quanh được bao bọc bởi hàng trăm dòng sông thủy ngân lớn nhỏ tượng trưng cho sông, suối, biển, hồ trên mặt đất.
Những khai quật khảo cổ cho thấy có một lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần, khoảng 280 lần, trên diện rộng của mẫu đất vùng núi Ly Sơn xác nhận sự trùng hợp với sách cổ.
Thủy ngân là kim loại dạng lỏng có độc tính cao, những dòng sông thủy ngân trong lăng mộ vừa có tác dụng cách nhiệt, khí độc thủy ngân bốc lên vừa có tác dụng diệt khuẩn, đồng thời là vũ khí kịch độc có thể giết chết những kẻ mạo phạm xâm nhập chốn yên nghỉ của hoàng đế. Do đó, trong dân gian thường gọi đây là “lời nguyền thủy ngân” và đến nay các nhà khoa học Trung Quốc cũng chưa thể tiếp cận khu vực này mà chỉ có thể nghiên cứu từ xa.
Cuộc đời những mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam
(Khám phá) – (Phunutoday) – Không chỉ xinh đẹp, những người phụ nữ này còn rất thông minh. |