2016-10-25 20:25:00
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"ly-the-dan":"L\u00fd Th\u1ebf D\u00e2n","vi-sao-ly-the-dan-khong-giet-vo-tac-thien":"v\u00ec sao l\u00fd th\u1ebf d\u00e2n kh\u00f4ng gi\u1ebft v\u00f5 t\u1eafc thi\u00ean","vo-tac-thien":"V\u00f5 T\u1eafc Thi\u00ean","vo-tac-thien-cuop-ngoi-doat-vii":"v\u00f5 t\u1eafc thi\u00ean c\u01b0\u1edbp ng\u00f4i \u0111o\u1ea1t vi\u1ecb","vo-tac-thien-doc-ac-nhu-the-nao":"v\u00f5 t\u1eafc thi\u00ean \u0111\u1ed9c \u00e1c nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEwLzI1L3ZvLXRhYy10aGllbi1waHVudXRvZGF5LTE1MDctMTExODI5YmlldC12by10YWMtdGhpZW4tc2UtY3VvcC1uZ29pLWRvYXQtdmktbmh1bmctdmktc2FvLWR1b25nLXRoYWktdG9uZy1raG9uZy1kaWV0LXRydS1oYXUtaG9hLmpwZw.webp

Biết Võ Tắc Thiên sẽ cướp ngôi đoạt vị nhưng vì sao Đường Thái Tông không diệt trừ hậu họa?

Thiên ý không thể làm trái, người đi về hướng nghịch Thiên ý thì tất sẽ bị trời trừng phạt.

Võ Tắc Thiên (Chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 – 16 tháng 2, 705[1]), hay thường gọi Vũ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, cùng với tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên Hoàng (天皇) của Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong 1 thời gian và cùng được gọi là Nhị Thánh (二圣). Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 – 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Qua lời tiên đoán của Lý Thuần Phong, vua Đường Thái Tông đã sớm biết về sau Võ Tắc Thiên sẽ đoạt ngôi, giết hại con cháu nhà Đường. Nhưng vị hoàng đế này lại vẫn để yên, không diệt trừ mối họa. Tuy nhiên, mọi việc đều có nguyên do sâu xa.

Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân cần kiệm, chính trực, yêu thương trăm dân, tôn kính Thần Phật. Lòng nhân từ và đức hạnh của Đường Thái Tông trải dài khắp bốn biển, uy lực khắp tám phương, ông cũng vô cùng hiểu đạo trời, thuận theo Thiên mệnh.

VO TAC THIEN1 phunutoday

 Võ Tắc Thiên và Đường Thái Tông

Sử sách từng ghi chép lại đoạn hội thoại giữa Đường Thái Tông và Lý Thuần Phong như sau:

Vào ngày 19 tháng 5 năm thứ Bảy thời kỳ Trinh Quán của Đường Thái Tông, Thái Tông hỏi Lý Thuần Phong rằng: “Thiên hạ của Trẫm giờ có thể nói là khá ổn định rồi. Khanh thông hiểu Kinh Dịch, toán quái, khanh có biết ai sẽ là người làm mất giang sơn của Trẫm, và sau triều đại của Trẫm, ai là người sẽ đăng cơ, triều đại mới nào sẽ bắt đầu. Khanh hãy nói rõ ràng cho Trẫm biết”.


Lý Thuần Phong trả lời: “Muốn biết trước tương lai, phải minh tỏ được quá khứ. Người tài đức cầm quyền thì nước ắt sẽ còn, người không tài đức cầm quyền thì tự nhiên bại hoại. Đây cũng là đạo lý muôn đời không thay đổi”.

Đường Thái Tông lại hỏi: “Điều Trẫm muốn hỏi không phải là ý này. Trẫm là muốn khanh dùng hiểu biết về thuật số của mình, suy tính xem triều đại của ta kéo dài được bao nhiêu năm, rồi ai là người làm loạn nước ta, ai là người làm mất nước ta, và kể rõ việc của từng thời đại. Điều mà Trẫm muốn biết chính là những việc ấy”.

Lý Thuần Phong thật thà nói: “Đây là Thiên cơ, thần không dám tiết lộ”.

Đường Thái Tông nói: “Khanh không nói, Trẫm cũng không miễn cưỡng. Hãy cùng Trẫm đi vào trong cấm cung!”.

Lý Thuần Phong đi theo sau Đường Thái Tông lên lầu cao. Ở trên phòng cao ấy, Đường Thái Tông lại nói: “Nơi này, trên không đụng Trời, dưới không chạm Đất, khanh có thể vì Trẫm mà nói ra được rồi!”.

Lý Thuần Phong cung kính nói: “Người làm loạn triều ta, ở ngay bên cạnh Bệ hạ. Bệ hạ không biết, 30 năm sau, người đó sẽ giết chết hầu hết con cháu nhà Đường”.

Đường Thái Tông hỏi: “Người này là văn quan hay võ tướng? Khanh hãy nói rõ cho Trẫm biết, Trẫm lập tức giết chết người này để trừ họa cho đất nước”.

Thuần Phong đáp: “Đây là Thiên ý, sức người có thể làm gì được? Người này hiện giờ đã ngoài 20 tuổi, nếu giờ giết chết đi, Trời tất sẽ giáng họa nước ta, con cháu nhà Đường càng nguy hiểm”.

VO TAC THIEN2 phunutoday

 Đường Thái Tông luôn say đắm Võ Tắc Thiên

Đường Thái Tông nói: “Thiên ý nếu đã định rồi, vậy thì khanh hãy thử nói sơ qua về người này xem”.

Lý Thuần Phong nói: “Người này chỉ có cây thương không rời thân, 2 mắt mọc trên Trời”.

(Lời này là tả về tên của Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên có họ là Võ (“武”). Từ Võ (“武”) này do chữ “chỉ có”(“止”) ghép với “cây thương (” 戈”), tên là Chiếu (“曌”) tức là “2 mắt “(目目”) mọc ở trên Trời (” 空”). Về sau này, sự tình thực tế xảy ra hoàn toàn đúng với lời tiên đoán này).

Như vậy rõ ràng với sự tài trí của mình, Đường Thái Tông có thể đã đoán biết danh tính của người gây họa cho vương triều của ông về sau này, nhưng tại sao Võ Chiếu kia vẫn tồn tại?

Thực tế, mệnh trời là không thể trái, Lý Thuần Phong mặc dù đã sớm đoán được sự việc này nhưng tiến trình lịch sử là đã có sự an bài, không thể thay đổi được, chỉ có thể thuận theo. Còn nghịch thiên mà làm thì chỉ có gia tăng giết chóc, tăng thêm tội nghiệp, hà tất phải làm khổ thêm muôn dân trăm họ? Bản thân Đường Thái Tông cũng là người minh tỏ điều này nên ông không truy cứu việc này tiếp nữa.

Đạo lý rằng từ thuở xa xưa đến nay, mặt trời mọc mặt trời lặn đều đúng giờ đã định, thủy triều lên thủy triều xuống đều là có trật tự. Trong sâu thẳm đều là có Thiên ý. Thiên ý không vì ý chí của con người mà thay đổi. Nhỏ đến mức như “sinh lão bệnh tử” của sinh vật, lớn đến mức như quy luật của sự phát triển văn minh nhân loại, không có gì là không nằm trong sự khống chế của Thiên ý.

Thiên ý không thể trái, người làm trái Thiên ý thì tất sẽ bị trời trừng phạt. Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều câu chuyện điển hình về việc này.

VO TAC THIEN phunutoday

 Ảnh minh họa Võ Tắc Thiên 

Tuy là một người đàn bà quyền lực và cũng giết hại nhiều người nhưng có vẻ, bà vẫn lập được nhiều công trạng mà lịch sử sau này cũng phải thừa nhận. Chỉ vì những tranh giành quyền lực trong chốn thâm cung mà bà đành phải tự bảo vệ mình, tự đứng lên nắm vững triều cương. Chỉ là bà không hề có ý định cướp giang sơn của Đại Đường.

Về sau, Tháng 9 năm 690, bà lên ngôi Hoàng đế cùng với sự nhường ngôi hoàng đế của Đường Duệ Tông, tức là con trai thứ 4 của bà Lý Đán. Bà quản lý triều chính khiến ai ai cũng phải nể sợ. Nhiều thế lực tìm cách hạ bà nhưng không thành. Sau này được lời can gián của trung thần, bà lập con trai mình là Lý Hiển lên làm thái tử rồi sau này thành hoàng đế. trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...