Váy cưới màu trắng có nguồn gốc từ phương Tây và được sử dụng rất phổ biến tại các đám cưới. Nữ hoàng Victoria là người khởi đầu cho xu hướng mặc váy cưới trắng hiện đại khi kết hôn với Hoàng tử Albert vào năm 1840. Sau đó, chiếc váy cưới màu trắng trở nên phổ biến tại các nước ở Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
Tuy nhiên, với các nước Châu Á, váy cưới màu trắng vẫn chưa được tôn vinh là trang phục mang tính biểu tượng của ngày cưới. Thay vào đó, trong ngày cưới, người Châu Á thường có xu hướng lựa chọn những bộ váy mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc khi làm đám cưới. Cùng chiêm ngưỡng những chiếc váy cưới truyền thống tuyệt đẹp tại các nước:
1. Thái Lan
Cô dâu Thái hay mặc váy cưới truyền thống làm bằng tơ tằm có màu sắc tươi tắn |
Trang phục truyền thống chính thức của người Thái được gọi là Chut Thai Phra Ratcha Niyom với nhiều kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh xuất hiện. Váy cưới của cô dâu Thái thường được làm bằng tơ tằm, mỏng nhẹ và có màu sắc rất tươi tắn.
2. Afghanistan
Cô dâu Afghanistan với bộ váy cưới rực rỡ, lộng lẫy |
Trang phục truyền thống của phụ nữ Afghanistan thường có màu sắc sáng, rực rỡ, chất liệu được thêu hoa văn phức tạp, tinh tế. Các hoa văn này được thêu từ loại sợi chỉ mảnh, đôi khi là từ sợi kim loại hoặc đính thêm đồng xu vào vải.
3. Việt Nam
Cô dâu Việt Nam trang nhã trong bộ áo dài |
Đối với các cô dâu Việt Nam, váy trắng không thể nào thay thế được áo dài truyền thống trong ngày cưới. Áo thường được may bằng chất liệu mỏng, rủ như tơ tằm, trùm lên cả phần quần (thường đồng màu với áo) tạo nên dáng vẻ thướt tha cho cô dâu.
4. Ấn Độ
Cô dâu Ấn Độ thường mặc sari màu đỏ có thêu nhiều đá và kim sa |
Áo cưới truyền thống của cô dâu Ấn Độ là chiếc sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền. Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai. Sari của các cô dâu Ấn cũng được đính nhiều kim sa và đá quý. Người Ấn quan niệm màu đỏ tượng trưng cho hanh phúc và may mắn nên phần lớn áo cưới được may màu này.
5. Indonesia
Cô dâu, chú rể Indonesia thường mặc lễ phục trùng màu với nhau |
Áo cưới của cô dâu Indonesia thường đa dạng tùy vào khu vực, nhưng mô hình chung là váy có màu sắc tươi sáng, những đường thêu nặng và có màu giống như áo cưới của chú rể.
6. Nhật Bản
Cô dâu Nhật Bản mặc kimono trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, trong trắng |
Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, “shiro” nghĩa là trắng và “muku” nghĩa là trong. Ngoài ra, các cô dâu còn khoác thêm một chiếc áo đucợ may cầu kỳ, phức tạp bên ngoài để tiếp khách. Chiếc áo này thường được may bằng lụa đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc.
6. Trung Quốc
Cô dâu Trung Quốc mặc xường xám có thêu hình rồng phượng bằng chỉ vàng và bạc |
Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám đỏ thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng.
7. Hàn Quốc
Trang phục của cô dâu Hàn Quốc là Hanbok được may cách điệu nhưng trang trí thêm nhiều chi tiết |
Trang phục ngày cưới của cô dâu Hàn Quốc về cơ bản vẫn là chiếc áo hanbok nhưng nó được may cách điệu hơn bình thường. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Ngoài ra họ cũng thường vắt trên tay một dải khăn màu trắng với những hình thêu sặc sỡ với các loại hoa.
Cận cảnh bông hoa đầu tiên nở ngoài Trái đất
(Khám phá) – (Phunutoday) – Lần đầu tiên, một quá trình của sự sống được diễn ra ở bên ngoài lớp khí quyển của Trái đất. Bông cúc được trồng trong vũ trụ đã nở hoa. |
Ngã ngửa trước nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa
(Khám phá) – (Phunutoday) – Cung tần mỹ nữ Trung Quốc được tái hiện kiều diễm và xinh đẹp trên màn ảnh nhỏ. |
4 loại rau trường thọ của Trung Quốc mọc hoang ở Việt Nam
(Khám phá) – (Phunutoday) – Những loại rau này được người Trung Quốc rất chuộng và coi chúng là rau trường thọ thì tại Việt Nam, chúng mọc hoang và không có giá trị sử dụng. |