2015-08-20 11:45:07
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"bao-hanh":"b\u1ea1o h\u00e0nh","ham-hiep":"h\u00e3m hi\u1ebfp","ngoi-lang":"ng\u00f4i l\u00e0ng","phu-nu":"ph\u1ee5 n\u1eef","tao-hon":"t\u1ea3o h\u00f4n"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA4LzIwL25nb2ktbGFuZy0xMF8xNDQwMDUyNDU0LTEyMTM1NWN1b2Mtc29uZy1vLW5nb2ktbGFuZy1waHUtbnUtYmktY3VvbmctaGllcC1jYXQtYW0tdmF0LmpwZw==.webp

Cuộc sống ở ngôi làng phụ nữ bị cưỡng hiếp, cắt âm vật

Mặc dù thiếu vắng bóng dáng đàn ông nhưng không hẳn họ cấm tiệt nam giới vào làng. Du khách nam được ghé qua nhưng chỉ một lúc phải rời khỏi.

Làng Umoja – Kenya ( ngôi làng đặc biệt) nằm cách thủ đô Nairobi khoảng 350 km về phía tây, đây là nơi định cư của những người phụ nữ còn sót lại sau các định kiến và hủ tục man rợ của xã hội như tình trạng gia trưởng, cưỡng hiếp, tảo hôn và cắt âm vật.

Mô tả ảnh.
Phụ nữ ở ngôi làng Umoja.

Làng Umoja được thành lập vào năm 1990 bởi 15 phụ nữ Kenya.  Hiện ngôi làng này  đã trở thành nơi trú ẩn cho 247 phụ nữ và trẻ em, nhiều người trong số họ từng bị lạm dụng tình dục.

Mô tả ảnh.
Những phụ nữ ở làng Umoja đã từng trải qua quá khứ kinh hoàng của nạn tảo hôn, bạo hành hoặc cưỡng hiếp.

Những phụ nữ ở làng Umoja  là những người đã từng trải qua quá khứ kinh hoàng của nạn tảo hôn, bạo hành hoặc cưỡng hiếp. Nhiều người sau đó bị chính gia đình ruồng bỏ.

Ngôi làng đã tồn tại được hơn 25 năm nay, mặc dù thiếu vắng bóng dáng đàn ông nhưng không hẳn họ cấm tiệt nam giới vào làng. Du khách nam được ghé qua nhưng chỉ một lúc phải rời khỏi.

Mô tả ảnh.
Một trường học của trẻ em tại làng Umoja. 

Cô Seita Lengima, một trong những nạn nhân bị các binh sĩ cưỡng hiếp trong quá khứ, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôi làng độc đáo nhân kỷ niệm 25 năm ngày nó “thành lập”. Cô nói: “Ở bên ngoài, phụ nữ bị đàn ông cai trị nên họ không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào. Phụ nữ ở ngôi làng Umoja có tự do”.


Mô tả ảnh.
Tại làng Umoja, phụ nữ bảo vệ lẫn nhau, cùng chăm sóc những đứa con. 

Các thành viên của ngôi làng cùng chăm sóc những đứa con. Điều quan trọng nhất là họ được tự chủ và kiểm soát cuộc sống.

Mặc dù phải chịu đựng các mối đe dọa từ đàn ông ở các địa phương lân cận nhưng phụ nữ ở ngôi làng chưa bao giờ tỏ ra khuất phục.

Mô tả ảnh.
Các thành viên đều bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Mang đậm nét văn hóa bán du mục nhưng tất cả các thành viên đều bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

“Mỗi ngày, tôi đều mỉm cười hạnh phúc khi thức dậy”, cô Norkorchom nói về cuộc sống không đàn ông tại làng Umoja.

Dựng tóc gáy với những hủ tục kỳ lạ về “chuyện ấy” trên thế giới
Khoe bộ phận sinh dục, Chiêu đãi lữ khách bằng “chuyện ấy”, khâu âm vật… là những hủ tục về kỳ lạ “ chuyện ấy” trên thế giới sẽ khiến bạn dựng tóc gáy.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...