Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người rất hay sử dụng các loại trang sức, mặt dây chuyền có in hình tượng phật Quan Âm hay Di Lặc đeo trên cổ,…chúng vừa mang tính chất trang trí, làm đẹp, nhưng chủ yếu là quan niệm về yếu tố tâm linh, là điểm tựa tinh thần, giúp người đeo gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tránh những điều không hay.
Đối với những người kinh doanh, buôn bán, họ thường phải ra ngoài bôn ba nhiều, vì thế sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, ngậm đắng nuốt cay, dễ phát sinh tai họa. Chính vì vậy mà Đức Phật Di Lặc, Quan Thế Âm tức là những vị thần “Cứu Khổ Cứu Nạn” nên khi đeo Ngọc Bội hoặc trang sức hình Quan Thế Âm Bồ Tát , Phật Di Lặc sẽ có được sự hỗ trợ giúp đỡ cấp kỳ bằng chính cái tâm bạn thấy an thì mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió hơn.
Ngoài việc trấn an tinh thần thì đeo trang sức tâm linh còn có tác dụng cảnh tỉnh, nhắc nhở, để mỗi khi đứng trước những sự việc khó khăn, nóng nảy thì thấy đó mà nhẫn lại, cầu hòa làm quý. Bởi Phật Di Lặc có bụng dạ khoáng đạt rộng lượng, biết bao dung, tha thứ, miệng luôn tươi cười, ít nói chuyện ganh ghét, ít chuyện thị phi, vui vẻ với cuộc sống hiện tại.
Bên cạnh đó, đeo trang sức tâm linh hình các tượng phật còn có ý nghĩa dưỡng sinh, có hàm ý nhắc nhở con người điều chỉnh hành vi để sống thiện lương hơn. Từ đó cải biến vận mệnh, đó cũng là cách sử dụng phong thủy. Người xưa có nói ”Kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần tu dưỡng được những đức tính của Phật nơi tâm của mình. Chúng ta có tôn kính một bậc Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bậc Thánh đó. Ngược lại, việc bất kính với bậc thánh thì quả báo lại rất nặng nề. Đó là Nhân quả.
Có nên đeo mặt Phật trên người hay không?
Tượng Phật là tôn nghiêm chỉ để con người thờ cúng, lễ bái tỏ lòng tôn kính của mình đối với Thần Phật, chứ tuyệt đối không được làm trang sức hay trang trí, đó là một hành động thiếu hiểu biết và gieo nhân không tốt, sẽ nhận quả xấu.
Ngày xưa có vị tỳ kheo đạo hạnh, vô tình dựng cây gậy tựa vào mặt Phật ở vách tường, bị sư phụ quở mất đạo quả sắp sửa chứng. Hoặc bây giờ, có người cầm cuốn sách in ảnh Phật để nơi không trang nghiêm… sẽ bị tổn phước rất nhiều. Đối với người tu luyện càng thận trọng điều này.
Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: “Em đi đâu thế?”. Bé gái đáp: “Em đi chùa lễ Phật”. Quân nhân hỏi: “Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?”. Bé gái hỏi lại: “Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không?”. Quân nhân đáp: “Sáng nào cũng chào cờ”. Bé gái hỏi: “Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào?”.
Quân nhân đáp: “Chào tinh thần tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chứ không phải chào vải màu”. Bé gái nói: “Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chứ không phải lạy gỗ lạy xi măng”. Vị quân nhân đành thôi.
Nhiều người cho rằng Phật chỉ là khối đá xi măng, không nên chấp vào là do chưa hiểu rõ nhân quả. Phật tuy không chấp không giận, nhưng luật Nhân quả thì nghiêm khắc không lệ thuộc ý muốn của chúng ta.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo