Với 4 bí ẩn lớn nhất của triều đại nhà Thanh đã có nhiều giả thuyết cho mỗi sự việc, nhưng đâu mới là câu trả lời chính xác nhất cho mỗi sự kiện.
Bí ẩn thứ nhất: Ái tân giác la Phúc Lâm- Thuận Trị bị chết khi còn là Hoàng Đế hay là đi tu
Hoàng đế Thuận Trị tên thật là Phúc Lâm, Thuận Trị là tên niên hiệu trong thời gian ông trị vì, là Hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh, cha đẻ của Hoàng đế Khang Hy và là vua Thanh đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc.
Liên quan tới cái chết của vị vua tài năng mà bạc mệnh Thuận Trị, cho tới nay, các nhà sử học vẫn còn tranh cãi không ngớt.
Việc vua Thuận Trị bị cho là bỏ ngai vàng đi tu dù đã có thông báo chính thức rằng ông đã chết không phải là vô căn cứ. Sinh thời, Thuận Trị rất sùng đạo Phật. Trong cung điện của ông luôn có sự hiện diện của hai vị đại thiền sư. Và đã nhiều lần nhà vua bày tỏ ý muốn xuất gia. Thuận Trị từng tâm sự với thiền sư rằng: “Của cải, thê thiếp là thứ mà người đời thường khó dứt bỏ.
Vua Thuận Trị |
Nhưng với trẫm, vàng bạc châu báu trẫm không để ý tới, thê thiếp cũng chỉ như phù vân. Chẳng qua vì sự nhớ nhung lưu luyến của thái hậu mà trẫm chưa thể xuất gia mà thôi”. Nhà vua cũng từng sai viên thái giám được tin cẩn nhất là Ngô Lương Phụ xuống tóc đi tu ở chùa Mẫn Trung. Chính Thuận Trị cũng từng đích thân đến ngôi chùa này để lễ Phật và xem xét mọi việc.
Các sử gia xác nhận, chuyện Thuận Trị sùng đạo, có ý định xuất gia và từng cho nội giám thân nhất của mình đi tu là có thật, tuy nhiên bản thân ông chưa từng thực sự xuất gia làm hòa thượng một ngày nào. Sự thật là vào năm 24 tuổi, nhà vua đã qua đời sau gần 18 năm trị vì.
Các tài liệu lịch sử đáng tin cậy nhất cho thấy, ba ngày trước khi Thuận Trị qua đời, triều đình đã thông báo với bá quan là hoàng đế mắc bệnh đậu mùa. Để cầu cho vua khỏi bệnh, triều đình ra lệnh cho toàn dân kiêng đốt đèn, té nước, rang nấu đỗ, đồng thời tha các tù phạm ra khỏi ngục thất, chỉ trừ những tử tù phạm tội đại ác. Hai ngày sau, vào lúc nửa đêm, biết mình không qua khỏi, Thuận Trị triệu các đại thần đến để lập di chiếu truyền ngôi cho hoàng thái tử Huyền Diệp, và chính tay nhà vua sửa chữa tờ chiếu này ba lần cho đến sáng mới xong. Đến đêm, nhà vua qua đời.
Mặc dù sự thật là như vậy nhưng dường như người Trung Quốc vẫn thích giai thoại về chuyện ông vua Mãn Thanh vì một cô gái Hán mà bỏ cả triều đình, cả ngai vàng mà mấy đời cha ông mình phải lao tâm khổ tứ mới giành được. Vả lại, vì tình yêu mà từ bỏ vinh hoa phú quý là một trong những điều lãng mạn nhất mà nhân loại từng nghĩ ra.
Bí ẩn thứ hai: Nghi án Tứ Hoàng Tử Dận Chân (Ung Chính) sửa di chúc của Khang Hy để có thể kế thừa vương vị
Chuyên bắt đầu từ năm 1708, tức năm Khang Hy thứ 47, tại hành cung Bố Nhĩ Cáp Tô Đài. Hôm đó, ngày 4 tháng 9, trước tất cả thân vương, đai thần, thị vệ, văn võ bá quan, Khang Hy tuyên bố, phế bỏ ngôi vị thái tử của Dận Nhưng. Sau đó ông vua đã ngoại ngũ tuần không kìm được bi thương mà rớt nước mắt.
Nửa năm sau, Dận Nhưng được phục hồi ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, hơn ba năm sau, Khang Hy lại một lần nữa phế bỏ ngôi vị của Dận Nhưng. Cũng từ đó cho tới lúc chết, Khang Hy không một lần nào nhắc tới chuyện lập người kế vị nữa. Vị trí thái tử bị bỏ trống 7 năm.
Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và Cửu môn đề đốc, Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng.
Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi.
Việc lên ngôi của Ung Chính hoàng để còn có nhiều bí ẩn |
Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi kí tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ “thập tứ” (十四) thành chữ “vu tứ” (于四, vu nghĩa là “cho”), một số khác cho rằng từ “thập tứ” thành “đệ tứ” (第四).
Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ “vu” (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ “於”. Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn.
Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chính không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.
Bí ẩn chưa có lời giải về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn
(Khám phá) – (Phunutoday) – Nơi an táng Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm qua vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đối với hậu thế. |
Ung Chính “thanh trừng” cha và các huynh đệ để lên ngôi báu?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Công có thừa, nhưng tội cũng không thiếu, vua Ung Chính triều Thanh là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. |