Kể từ năm 221 trước công nguyên, sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính tự cho rằng “đức cao tam hoàng, công cái ngũ đế”, vì thế mà lấy hai chữ “Hoàng đế” để tôn xưng. Đồng thời ông ta cũng lập ra một chế độ hoàn chỉnh đi kèm theo hai chữ “Hoàng đế”, trong đó có việc thừa kế ngai vàng theo chế độ “cha truyền con nối” chính là một trong những quy định quan trọng nhất. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Doanh Chính mong muốn ngôi báu có thể đời đời được truyền cho con cháu mình. Vì thế, ông ta tự xưng mình là Tần Thủy Hoàng. Tuy triều Tần chỉ tồn tại được có hai đời hoàng đế, nhưng chế độ kế tục ngai vàng do Tần Thủy Hoàng sáng lập vẫn được giữ lại và lưu truyền và ngày càng được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Quy định về kế thừa ngai vàng chủ yếu tập trung trong đám con trai nối dõi của hoàng thượng đương triều. Cho nên phạm vị lựa chọn là rất nhỏ. Trong suốt hơn 2000 năm tồn tại của chế độ phong kiến Trung Quốc, việc thực hiện quy định kế tục hoàng vị theo kiểu cha truyền con nối, nên hầu như triều đại nào cũng có ấu đế và triều đại nào cũng có hiện tượng hoàng đế chết trẻ. Nhưng có lẽ nhiều nhất phải kể đến thời Đông Hán.
Thời Đông Hán, trừ Quang Vũ Đế Lưu Tú, Minh Đế Lưu Trang, Hiến Đế Lưu Hiệp ra còn lại đều chết trước 36 tuổi. Ngoài ba vị hoàng đế có thân phận là tông thất Lưu Thị ra, còn lại đều là sự kế vị theo chế độ cha truyền con nối. Trong vòng 196 năm, thời Đông Hán có đến 9 vị hoàng đế chết yểu khi chưa đầy 16 tuổi, chiếm đến 3/4. Vậy nguyên nhân chết yểu này do đâu? Ảnh minh họa chân dung Quang Vũ Đế Lưu Tú.
Các hoàng đế tuy còn trẻ nhưng phi tần tương đối đông. Do kết hôn sớm khi cơ thể dậy thì còn chưa hoàn thiện nên đã sớm sống đời sống tình dục quá mức. Vì thế mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như thể chất đời sau cũng kém.
Chưa kể thêm cuộc chiến tranh sủng, phế lập phi tần tàn khốc trong hậu cung, cộng với việc y học còn quá lạc hậu, thì những hoàng tử được sinh ra khỏe mạnh và có thể sống đến tuổi trưởng thành là rất ít. Vì thế phạm vi lựa chọn người kế vị lại càng ít.
Khi các tiên đế Đông Hán đa phần đều chết trẻ thì việc những hoàng tử còn ở độ tuổi rất non nớt. Nhưng theo quy định chỉ cần tiên hoàng có con nối dõi thì đương nhiên sẽ phải lập vị, chính vì thế thời Đông Hán ấu đế rất nhiều.
Nhưng có điều khá bất ngờ, thời Đông Hán trái ngược với tỷ lệ hoàng đế đoản mệnh thì mẫu hậu hoặc hoàng hậu của các hoàng đế đó lại rất trường thọ. Triều Hán cũng quyết định lập vợ cả của hoàng thượng làm hoàng hậu. Khi hoàng đế còn non dại yếu ớt hoặc việc thừa kế đang bị gián đoạn thì thái hậu sẽ trở thành người giám sát, đôn đốc chọn người kế vị và giúp đỡ ấu đế bằng việc tạm thời lâm triều xưng chế.
Việc thái hậu lâm triều xưng chế sẽ có uy quyền tương đương với hoàng thượng. Có một số thái hậu vì muốn thỏa mãn tham vọng quyền lực của mình còn phế con trưởng, lập con thứ để có thể kéo dài thời gian lâm triều.
Điển hình có Đặng Thái hậu đã lấy lý do con trai trưởng có bệnh không thể tức vị, đồng thời lập con thứ là Lưu Long mới sinh được hơn 100 ngày tuổi lên ngôi. Nhưng mới tức vị chưa lâu thì Lưu Long hoàng đế chết yểu, nên sau đó lại lập Lưu Cốc làm hoàng đế khi mới 12 tuổi. Một thái hậu và hai đời ấu đế nên thái hậu đã chấp chính suốt 16 năm. Ảnh minh họa Đặng Thái hậu trên phim ảnh.
Khóc thét với tập tục kết hôn với người đã khuất |