2015-08-27 11:56:29
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"dam-cuoi":"\u0111\u00e1m c\u01b0\u1edbi","ket-hon":"k\u1ebft h\u00f4n","ket-hon-voi-nguoi-da-khuat":"k\u1ebft h\u00f4n v\u1edbi ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e3 khu\u1ea5t","nguoi-da-khuat":"ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e3 khu\u1ea5t","tuc-le":"t\u1ee5c l\u1ec7"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA4LzI3L2tldC1ob24tNF8xNDQwNjU2NDYyLTExNDQwNGtldC1ob24tdm9pLW5ndW9pLWRhLWtodWF0LXR1Yy1sZS1jby12YW4tdG9uLXRhaS10b2ktbmdheS1uYXkuanBn.webp

Kết hôn với người đã khuất- tục lệ cổ vẫn tồn tại tới ngày nay

Tục lệ này đã thay đổi theo thời gian để thích nghi với xã hội, dù rằng tục lệ gốc hiện vẫn được duy trì ở một số vùng nông thôn Trung Quốc

Tục lệ kết hôn với người đã khuất hay còn gọi là minh hôn được cho là xuất hiện lần đầu ở đời nhà Tần (221 – 206 trước Công nguyên), Trung Quốc. Tuy nhiên mới chỉ xuất hiện các bằng chứng về tục lệ này từ triều đại nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên). 

Mô tả ảnh.
Người sống kết hôn với người đã khuất.

Ý nghĩa của tục lệ này nhằm duy trì dòng họ ở thế giới bên kia, diệt trừ vận hạn cho những người còn sống hay  thể hiện tình cảm của người sống với người bạn đời xấu số.

Tục kết hôn với người đã khuất ở Trung Quốc 

Hình thức phổ biến nhất của đám cưới này là kết duyên cho một người phụ nữ và một người đàn ông đã chết. Hai người không cần phải đính hôn lúc còn sống. Người xưa tin rằng nếu một người chết mà chưa thành thân, anh ta hoặc cô ta sẽ ám cả gia đình cho tới khi được tổ chức một đám cưới.

Mô tả ảnh.
Một phụ nữ trẻ ở Trung Quốc cầm biển xin quyên góp tiền làm đám cưới với người bạn trai chết vì động đất năm 2008.

Cũng có những trường hợp đám cưới mà mà cô dâu hoặc chú rể vẫn còn sống. Ví dụ nếu người đàn ông chết trẻ, vợ sắp cưới của ông ta vẫn sẽ làm đám cưới với một người đàn ông khác đóng vai ông ta trong lễ cưới. Người phụ nữ sẽ vừa được chia tài sản và được gia đình nhà chồng bảo vệ, vừa không phải mang tiếng xấu ế chồng, một định kiến rất nghiêm trọng với phụ nữ trong văn hóa Trung Quốc cổ đại.


Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu một phụ nữ độc thân chết trẻ, cô ấy có thể sẽ không có một lễ tang và một bàn thờ, do quan niệm đó là trách nhiệm của gia đình nhà chồng, không phải của bố mẹ đẻ.

Một người đàn ông cũng có thể chấp nhận kết hôn với một phụ nữ sớm qua đời, tuy nhiên có rất ít bằng chứng tìm được về kiểu hôn nhân này. Do tư tưởng trọng nam khinh nữ, người đàn ông luôn có được sự đảm bảo chôn cất sau khi chết, họ cũng có được sự tự do lớn hơn trong cuộc sống, không phân biệt độc thân hay kết hôn.

Mô tả ảnh.
Hai người chết kết hôn với nhau.

Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho hai người qua đời kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung một ngày. Thậm chí xuất hiện môi giới minh hôn.

Tục kết hôn với người đã khuất ở một số nước trên thế giới

Trung Quốc không phải là nơi duy nhất có tục lệ kết hôn với người chết. Trong Thế chiến I, một tục lệ tương tự đã được công nhận tại Pháp, nơi những phụ nữ mất chồng chưa cưới trong chiến tranh vẫn muốn làm đám cưới với những người lính này.

Tục lệ này kéo dài 40 năm sau đó và được gọi với cái tên “kết hôn với người chết”, khởi đầu bằng việc một người phụ nữ xin được kết hôn với người chồng chưa cưới mất trong một vụ tai nạn. Tục lệ này từng được quy định trong Luật hôn nhân của Pháp.

Minh hôn cũng tồn tại trong xã hội người Nuer và Auot ở nam Sudan thuộc châu Phi. Nếu một người đàn ông chưa vợ qua đời, buộc vợ của người anh/em người quá cố phải thực hiện minh hôn. Đứa trẻ của người phụ nữ này cũng được coi là con của người chết. Trong khi đó, văn minh Hy Lạp cổ có hình thức epikleros tương tự với minh hôn.

Khái niệm về đám cưới với người đã khuất dù khá kỳ lạ nhưng nó vẫn tồn tại trong thực tế. Nó thể hiện tình cảm của người còn sống với người bạn đời xấu số, phần nào làm lu mờ ý nghĩa gốc của tục lệ này. Tuy nhiên tục lệ này đã thay đổi theo thời gian để thích nghi với xã hội, dù rằng tục lệ gốc hiện vẫn được duy trì ở một số vùng trên thế giới.

Rùng rợn: Tục chôn cất người chết vô cùng đáng sợ ở Tây Tạng (P1)
 Thiên táng, hỏa táng, thủy táng, vách táng,… là những tục lệ chôn cất vô cùng kỳ lạ và đáng sợ của người Tây Tạng.
Rùng rợn: Tục chôn cất người chết vô cùng đáng sợ ở Tây Tạng (P2)
Thiên táng, hỏa táng, thủy táng, vách táng,… là những tục lệ chôn cất vô cùng kỳ lạ và đáng sợ của người Tây Tạng.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...