Ngô
Việc thuần chủng ngô dại là một trong những minh chứng rõ nhất của thành quả trong việc nhân giống chọn lọc của con người. Ngô tự nhiên trước đây được con người thuần chủng vào khoảng 7.000 năm trước công nguyên. Cây cỏ dại Teosinte được cho là tổ tiên của cây ngô vì các nhà khoa học nhận thấy chúng có DNA giống nhau. Lúc này, ngô tự nhiên có vị giống khoai tây sống phơi khô, theo giáo viên hóa học James Kennedy.
Ngày nay, bắp ngô to hơn bắp ngô 9.000 năm trước khoảng 1.000 lần, dễ trồng và bóc vỏ. Nó chứa 6,6% đường, so với chỉ 1,9% của ngô cổ, theo Kennedy. Sự thay đổi này bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15, khi người châu Âu bắt đầu trồng ngô.
Dưa hấu
Đây là hình ảnh “tổ tiên” của dưa hấu hiện nay được nghệ sĩ Giovanni Stanchi vẽ lại vào thế kỷ 17. Bức hoạ cho thấy ruột quả dưa hấu có các vách ngăn chia thành các phần riêng biệt. Loài dưa này được trồng đầu tiên ở Châu Phi, sau đó lan rộng ra các nước Địa Trung Hải và qua các nước Châu Âu.
Sau nhiều quá trình chọn lọc giống, loài dưa hấu có vị đắng, màu xanh nhạt và cứng này đã chuyển dần thành màu đỏ và nhiều thịt hơn nhờ gen mang màu đỏ được ghép với gen xác định lượng đường. So với tổ tiên của nó, loài dưa hiện đại đã tăng từ 50 mm đường kính lên 660 mm đường kính. Ngoài ra, trọng lượng của loài dưa hấu tổ tiên chỉ nặng 80 gram, trong khi dưa hấu hiện đại có thể nặng từ 2 đến 8 kg. Vào năm 2000, quả dưa hấu nặng nhất thế giới đã được ghi vào sách kỷ lục guiness với cân nặng là 121 kg.
Chuối
Loài chuối đầu tiên được con người trồng là từ khoảng 8000 năm trước Công nguyên có tên là Musa acuminata, là một loài thực vật nhỏ có bề ngoài giống đậu bắp được con người trồng để tạo ra loài quả không hạt và xuất phát điểm của chúng là tại Papua New Guinea. Một loài tổ tiên khác sau đó là Musa balbisiana, là một loài được lai với tổ tiên trước đó để tạo ra chuối ngày nay.
Chuối ngày nay, với hình dạng dễ cầm nắm bằng tay, vỏ có thể bóc được. So với tổ tiên, chúng có hạt nhỏ hơn rất nhiều, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng hơn.
Cà tím
Tổ tiên của loài cà tím được miêu tả với các hình dáng và kích cỡ khác nhau như trắng, xanh, tím, vàng và thậm chí một số loài còn có cả gai.
Sau quá trình chọn lọc giống, người ta đã cho ra đời các thế hệ cà cho ra quả lớn hơn hoặc hình suôn dài, màu tím và không còn gai nữa.
Cà rốt
Cà rốt được biết đến trồng sớm nhất ở Ba Tư và Tiểu Á, vào khoảng thế kỷ thứ 10. Ban đầu, thân chúng có màu tím hoặc trắng với phần rễ nhỏ, chia nhiều nhánh như trên hình. Phần màu tím sau đó biến đổi thành màu vàng.
Nông dân đã cải tạo loại cà rốt rễ nhỏ, trắng có mùi nồng, hai năm ra hoa một lần thành loại cà rốt rễ màu cam ăn được, thu hoạch hàng năm vào mùa đông.{{http://phunutoday.vn/xa-hoi/nhung-chinh-sach-quan-trong-ve-oto-xe-may-can-biet-sau-tet-98395.html}