Theo PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, nhiều người vẫn tưởng rằng tâm thần có nghĩa là điên dại. Thực ra, đây là một loại rối loạn chức năng hoạt động của não với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa |
PGS Đức cho biết dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần rất đa dạng, bệnh nhân thường đi khám nhiều nơi mà không xác định được nguyên nhân, song ít người nghĩ đến căn nguyên tâm thần.
1. Thiếu tập trung
Bình thường con người thường cảm thấy stress hoặc mệt mỏi sau một ngày bận rộn với công việc, điều này ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn. Tuy nhiên nếu bạn không thể hoàn thành các công việc thường ngày của mình như mọi khi, bạn cần tự đặt câu hỏi “tại sao” cho bản thân. Làm việc không hiệu quả do thiếu sự tập trung cần thiết, cơ thể bạn đang mất đi sự phối hợp nhịp nhàng giữa suy nghĩ và hành động. Nếu thiếu sự tập trung trong công việc bạn cần chú ý đến bệnh về tâm thần.
2. Sợ béo quá mức
Theo các chuyên gia, sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó trong việc tự cảm nhận ngoại hình có thể dẫn tới chứng chán ăn tâm thần – một hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp (khác với bệnh chán ăn).
Triệu chứng để nhận biết chứng bệnh này là có trọng lượng thấp một cách bất thường, mất kinh (không có kinh trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp) đối với phái nữ, bận tâm quá mức đến trọng lượng cơ thể và ngoại hình,…
Phần lớn bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần rơi vào lứa tuổi thanh niên, đa phần ở độ tuổi từ 11 đến 20. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong xấp xỉ tới 6%, với khoảng một nửa số tử vong có nguyên nhân từ hành vi tự tử.
3. Hành động như trẻ con
Nếu đã qua 30 tuổi nhưng những suy nghĩ và hành động của bạn vẫn như một người trong độ tuổi 16 cần nghiêm túc xem xét lại. Vì người bệnh tâm thần thường có những suy nghĩ và hành vi sai lệch, không phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh xuất hiện, thậm chí là những hành vi bất thường.
4. Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là seilfie)- Hội chứng mặc cảm về ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder – BDD).
Tiến sĩ tâm thần David Veale, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và Bệnh viện Priory ở London (Anh), nói với tờ Sunday Mirror: “2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang web mạng xã hội”. Ông khẳng định chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà là triệu chứng của hội chứng BDD.
5. Đa nghi
Đây có thể là những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân thường xuyên nghi ngờ cả với người thân, có hành vi theo dõi, kiểm tra… hoặc có những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Vị chuyên gia cho biết người bệnh xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích được như cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình, hoặc có người biết mọi ý nghĩ, chi phố hành vi, việc làm của mình… Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị. Trong quá trình này, người bệnh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường với nhân viên y tế, người thân.
6. Mơ mộng, ảo tưởng
Bạn thường mơ hoặc có những suy nghĩ đến các hành vi bạo lực, bạn tưởng tượng mình gặp tai nạn xe hơi, nhảy từ sân thượng xuống hoặc dùng thuốc cấm…. Nói chung bạn thường tưởng tượng những việc không có thật, thậm chí hoang tưởng, thấy người khác đang nói xấu, la mắng hay bắt ép mình làm một công việc nào đó… Những điều đó chỉ diễn ra trong đầu với những suy nghĩ của bạn mà thôi. Gặp trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm thần.
9 cuốn sách bí ấn có thể thay đổi cả thế giới
(Khám phá) – (Phunutoday) – Kiến thức là sức mạnh nhưng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nhân loại còn tùy thuộc cách con người sử dụng chúng. |