2017-05-04 15:55:00
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"doc-tinh-la-ngon":"\u0111\u1ed9c t\u00ednh l\u00e1 ng\u00f3n","la-ngon":"l\u00e1 ng\u00f3n","la-ngon-doc-nhu-the-nao":"l\u00e1 ng\u00f3n \u0111\u1ed9c nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzA1LzA0L3N1LXRoYXQtaXQtbmd1b2ktYmlldC12ZS10dS10aGFuLWxhLW5nb24tMTIyMDQ0LTE2MzQ0MnN1LXRoYXQtaXQtbmd1b2ktYmlldC12ZS10dS10aGFuLWxhLW5nb24uanBn.webp

Sự thật ít người biết về “tử thần” lá ngón

Chỉ cần ăn lá ngón hoặc dùng với một chút rượu, bạn sẽ mất mạng ngay lập tức.

Trong các tài liệu y học cổ truyền, cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth, được mô tả như sau: Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7 – 12 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 – 12. Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, nhẵn, không có lông, màu nâu. Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió.

Loài cây này phân bố khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang.

cay-la-ngon phunutoday

 

Lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người. Tuy vậy, người ta còn dùng rễ của loài cây này để chữa bệnh hủi hay bệnh nấm tóc.

Đáng ngạc nhiên là loài dê lại miễn nhiễm với loài cây này, trong khi các loài vật khác sẽ “gặp tử thần” nếu chẳng may ăn phải.

Thành phần độc tố trong lá ngón là các alkaloid có trong toàn bộ cây và độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh.


cay-la-ngon1 phunutoday

 

Alkaloid trong cây lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa, chỉ từ 5-30 phút. Nạn nhân ăn lá ngón có thể tử vong trung bình từ 1-7,5h.

Ngay sau khi ăn lá ngón, nạn nhân sẽ có các triệu chứng như sau: Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, giãn đồng tử dấn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi và liệt cơ hàm dưới, thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp,…

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...