Năm 1402, Chu Đệ cướp ngai vàng từ cháu trai của mình là Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn, đẩy hàng trăm nghìn người vào cảnh chết chóc thảm thương, biến thành Nam Kinh khi đó thành một biển máu.
Tất cả những người sống trong cung của Kiến Văn Đế bị tận diệt. Theo sử sách Trung Quốc, chỉ trong một cuộc cuồng sát của Chu Đệ, 14.000 người mất mạng.
Rất nhiều quần thần tận trung với Kiến Văn Đế trong đó có đại thần Phương Hiếu Nho cũng bị giết cả gia tộc 10 đời, 873 người không một ai sống sót. Trong khi đó, thê thiếp của họ bị Chu Đệ bắt ép phải đến các kỹ viện, doanh trại… để đàn ông mặc sức chà đạp.
Không chỉ ra tay tàn độc đối với những người được cho là chống đối, Chu Đệ với tính cách ngoan cố, bảo thủ, đa nghi và dễ “lên cơn” thịnh nộ cũng khiến các quần thần, phi tần cung nữ dưới chướng của ông ta khiếp sợ.
Theo sử sách Trung Quốc, ông vua thứ 3 của Minh triều từng hai lần ra lệnh thảm sát cung nữ, đẩy 3.000 người vào chỗ chết. So với phụ hoàng Chu Nguyên Chương về độ tàn ác, Chu Đệ chỉ hơn chứ không kém.
Nguồn cơn của hai cơn đại thịnh nộ, giết 3.000 cung nữ
Sau khi đăng cơ, bình định thiên hạ, quốc lực ngày một mạnh lên, Minh Thành Tổ bắt đầu tiến hành tuyển mỹ nữ trên toàn quốc với quy mô lớn. Hậu cung của ông ta vì lẽ đó mà giai nhân ngày một nhiều.
Trong số những người này, được Chu Đệ sủng ái nhất là Quyền phi người Triều Tiên. Tuy nhiên, vào năm Vĩnh Lạc thứ 8 (năm 1410), Quyền phi xuất chinh trận mạc cùng Hoàng đế, trên đường khải hoàn hồi cung không may mắc bệnh qua đời.
Cái chết của ái phi này là một cú sốc lớn đối với Minh Thành Tổ.
Trong lúc đau đớn tuyệt vọng vì mất người mình nhất mực yêu thương, có người trong cung mật báo rằng Quyền phi bị Lữ phi cấu kết với thái giám và thợ thủ công trong cung đầu độc chết bằng thạch tín, Chu Đệ liền nổi cơn thịnh nộ.
Không cần điều tra, làm rõ, ông ta đã ra lệnh hạ độc những cung nữ, thái giám và thợ thủ công nằm trong danh sách bị tố cáo. Riêng Lữ phi bị tra tấn, dày vò 1 tháng sau mới chết. Trong lần thảm sát này, hơn 100 người đã mất mạng.
Sau khi Quyền phi chết một thời gian, Minh Thành Tổ cũng dần nguôi ngoai đau buồn.
Trong hậu cung có Vương quý phi dần dần đã thay thế được vị trí của Quyền phi và trở thành phi tử Minh Thành Tổ sủng ái nhất.
Nhưng trớ trêu thay khi Minh Thành Tổ chuẩn bị sắc phong cho người này làm hoàng hậu thì bà lại mắc bệnh qua đời. Cái chết của Vương Quý phi thêm một lần khiến Minh Thành Tổ rơi vào đau khổ và tuyệt vọng.
Cũng đúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ, Ngư thị và thái giám lén lút “thông gian”. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và Ngư thị. Đó là năm 1420.
Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm cách mưu sát hoàng thượng.
Trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, Chu Đệ quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thái giám.
Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây.
Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng ông ta vẫn không hề ngưng tay.
Năm 1424, Minh Thành Tổ lần thứ 5 xuất chính đại mạc. Bất lực khi không thể đuổi theo kẻ địch nhanh nhẹn, Vĩnh Lạc đế từ bực bội chuyển sang trầm cảm, rồi thành bệnh mà chết khi đang hành quân về Bắc Kinh vào tháng 8 năm đó, thọ 64 tuổi.
Ngay cả khi đã qua đời, ông hoàng này vẫn khiến thêm 30 cung nữ mất mạng. Sau khi ăn cơm xong, những người này bị đưa vào điện đường, tuẫn táng cùng Hoàng đế, tiếng khóc than vang trời.
Thân thế “đáng ngờ” của Hoàng đế xa xỉ nhất lịch sử Thanh triều
Căn bệnh thần kinh truyền kiếp đeo bám các đời Hoàng đế Trung Hoa
Theo Nguyễn Nhung (Thegioitre.vn/Infonet.vn)