Hôm nay là thứ 6 ngày 13/11/2016, đây được coi là một trong những ngày xui xẻo nhất trong năm 2016 của nhiều nước trên thế giới. Vậy nguồn gốc ngày này là như thế nào và vì sao nó lại được coi là ngày xui xẻo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Theo quan niệm ở thành Rome cổ, các vị phù thủy thường tập hợp thành những nhóm 12, nhân vật thứ 13 là quỷ dữ…
Tuy nhiên, ngày nay nỗi ám ảnh mang tên số 13 vẫn bao trùm lên suy nghĩ của nhiều người. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như 80% tòa cao ốc ở Mỹ không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, máy bay không có cửa số 13…
Nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là “Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi của từng người”. Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Đây là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).
Ảnh minh họa |
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một “trường hợp đặc biệt” từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13. Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau. Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel. Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách “khách không mời mà đến”. Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.
Vậy còn ngày thứ 6? Tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra “cặp đôi hoàn cảnh” về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiển ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó. . Các tín đồ của đạo Thiên chúa , luôn coi thứ 6 ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi lịch; bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Mặc dù vậy, vẫn có những nỗ lực chúng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường nhưng nhiều thứ khác. Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với Đại úy William Fowler – cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ – làm chủ tọa. Bản thân Fowler cũng là một người có cuộc đời gắn liền với nhiều số 13 như ông tham gia 13 trận đánh lớn hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863, mặc dù vậy Fowler tin rằng con số này không liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người.
Khám phá 14 điều kỳ lạ chỉ Nhật Bản mới có
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đất nước Nhật Bản sở hữu những điều vô cùng kỳ cục mà khó có thể tìm thấy ở các quốc gia khác trên thế giới. |
Những địa danh “ma ám” nổi tiếng nhất thế giới (Phần 1)
(Khám phá) – (Phunutoday) – Có rất nhiều địa điểm trên thế giới được cho là bị ma ám và rất nguy hiểm và đến nay khoa học vẫn chưa có câu trả lời. |