Sự khác biệt giữa giãn cơ tĩnh và giãn cơ động
Bạn có nhận thấy sự khác nhau về động tác cũng như tác dụng của hai loại bài tập dạng cơ ở đầu buổi tập và cuối buổi tập không? Thật ra, các huấn luyện viên đã hướng dẫn cho bạn hai loại bài tập giãn cơ khác nhau đó là: giãn cơ tĩnh (static streching) và giãn cơ động (dynamic streching). Sự khác nhau cơ bản giữa chúng nằm ở sự chuyển động của cơ thể trong động tác.
Giãn cơ tĩnh hoạt động theo nguyên tắc kéo và giữ: bạn rướn cơ bắp đến điểm giới hạn và giữ trong 10s hoặc hơn, không có bất cứ chuyển động cơ thể nào. Các động tác yoga là ví dụ điển hình của loại này.
Ngược lại, giãn cơ động sử dụng chuyển động của cơ thể để giúp làm nóng cơ bắp, ví dụ như đi bộ, squats, lunges. Cơ thể bạn sẽ không bao giờ giữ nguyên 1 vị trí quá vài giây với giãn cơ động.
Giãn cơ động nên thực hiện trước khi thực hiện bài tập chính.
Giãn cơ động có tác dụng làm cơ thể bạn nóng lên, kích hoạt các nhóm cơ, cải thiện biên độ chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể thăng bằng tốt hơn khi thực hiện các động tác. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc thực hiện các bài giãn cơ tĩnh ở đầu buổi tập sẽ làm giảm sức mạnh và thành tích nâng tạ của bạn xuống đến 5%. Thế nên, các vận động viên giàu kinh nghiệm luôn dành các bài tập giãn cơ tĩnh ở cuối buổi tập như một cách để làm mát (Cool down) cho cơ thể.
Giãn cơ giúp chúng ta giảm nguy cơ chấn thương.
Giãn cơ giúp cơ thể tăng cường linh hoạt, dẻo dai để tránh những chấn thương không không muốn khi tập luyện cũng như giúp cơ thể phục hồi những cơ đau cơ sau khi tập luyện (DOMS – Delayed Onset Muscle Soreness).
Có thể thực hiện giãn cơ bất cứ khi nào.
Đừng nghĩ rằng chỉ người tập gym hay chơi thể thao mới cần phải giãn cơ. Bất cứ ai cũng cần thực hiện những bài tập giãn cơ ít nhất hai lần mỗi ngày để máu huyết được lưu thông tốt, giúp thư giãn xương khớp và tránh tình trạng cong vẹo cột sống do tư thế đứng ngồi chưa đúng cách.
Luôn giản cơ đồng điều ở cả 2 phía của cơ thể.
Lưu ý rằng một khi đã thực hiện các động tác giãn cơ bạn cần phải cân bằng ở cả hai phía của cơ thể để có được hiệu quả tốt nhất cũng khi tránh ảnh hưởng đến cột sống. Ví dụ ở động tác soạt ngang, bạn nhớ hãy soạt chân ở cả hai phía bên trái và phải để nhóm cơ đùi, cơ mông được kích hoạt toàn diện.
Giãn cơ là một phần vô cùng quan trọng quyết định thành công cho mỗi buổi tập. Đôi khi chỉ vì không hiểu rõ về tầm quan trọng của những không thực hiện đúng cách kĩ thuật trong giãn cơ mà bạn có thể sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng.