Sau đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp sơ cứu chấn thương RICE, một phương pháp cực kì khoa học và hiệu quả được các võ sĩ nói riêng và các vận động viên thể thao nói chung sử dụng.
RICE được sử dụng phổ biến và hiệu quả.
RICE là những chữ cái viết tắt của các từ tiếng Anh Rest (nghỉ ngơi), Ice (đá lạnh), Compression (băng, ép) và Elevation (Nâng cao).
1. Rest ( nghỉ ngơi )
Nghỉ ngơi là quá trình quan trọng nhất nhằm bảo vệ những võ sĩ dính chấn thương cơ, gân, dây chằng hoặc các mô. Khi các vỗ sĩ dính chấn thương, nên dừng tập luyện và thi đấu ngay lập tức để đảm bảo phần chấn thương không nặng thêm. Tránh đặt những vật nặng hay tác động vào phần chấn thương.
Theo các chuyên gia y tế, nghỉ là phần quan trọng để thúc đẩy chữa trị hiệu quả theo pháp đồ RICE. Khi quá trình điều trị bắt đầu, massage nhẹ cũng được áp dụng để giảm sự hình thành sẹo, và cải thiện mô.
2. Ice ( chườm đá lạnh )
Nên dùng đá lạnh bọc trong khăn mỏng ép vào vùng bị chấn thương. Tốt hơn nữa là sử dụng những túi chườm đá có chức năng massage. Nhiệt độ lạnh nhanh chóng giúp người dính chấn thương giảm đau, đồng thời hạn chế sưng vì nhiệt độ lạnh làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương.
Tuy nhiên, tránh việc áp trực tiếp đá lạnh vào vùng da bị tổn thương và không dùng băng đá quá 20 phút, bởi tiếp xúc lâu với đá lạnh có thể khiến da bị tê cóng, tổn thương. Thời gian hợp lý nhất là dùng túi đá trong khoảng 15 phút, sau đó chờ vùng da bị tổn thương ấm lại mới tiếp tục.
3. Compression (băng, ép)
Băng bó, ép chặt vùng chấn thương giúp hạn chế sưng, có thể trì hoãn việc chữa bệnh một thời gian. Một số người cũng có kinh nghiệm thường quấn một giải băng quanh phần bị sưng. Nếu bạn cảm thấy đau nhói hay quá chặt, có thể nới lỏng dần dần.
4. Nâng cao
Nâng cao phần bị chấn thương cũng là một phần trong pháp đồ điều trị RICE. Ví dụ, nếu bạn dính chấn thương mắt cá chân khi đá bóng, hãy nằm trên giường rồi gác chân lên 1 hoặc 2 chiếc gối. Sau một hoặc hai ngày điều trị theo pháp đồ này, những chấn thương như bong gân sẽ dần hồi phục.
Tuy nhiên, nếu vết sưng và đau không giảm sau 48 giờ, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng từ các triệu chứng.Nhưng ngoài đá lạnh, nhiệt cũng được sử dụng. Nhiệt độ nóng có thể hữu ích sau giai đoạn cấp tính, sưng và máu đã ngừng chảy. Lúc này, nhiệt làm tăng khả năng cung cấp máu đến vùng tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục.