2019-06-28 12:22:49
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE5LzA2LzI4LzYtMTU2MTYzMTcyNDU1NDE4ODc4ODYwMDktMTIxOTU2LmdpZg==.webp

Có tới 90% người dùng smartphone trên thế giới mắc phải hội chứng này nhưng lại không biết rõ sự tồn tại của nó

Nếu nhận thấy những cuộc gọi đến từ điện thoại luôn khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng thì rất có thể là do bạn đang mắc phải một hội chứng có liên quan tới chính chiếc smartphone của mình.

 Với sự phát triển của thời đại công nghệ như hiện nay, có nhiều người không thể rời khỏi chiếc smartphone của mình dù chỉ là một giây, một phút. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số người mắc phải chứng sợ hãi khi nghe hoặc gọi điện thoại.

Empty

 

Theo Tiến sĩ Robert Rosenberger (Viện Công nghệ Georgia, Mỹ) chia sẻ trên Tạp chí Computers in Human Behaviour: “90% người dùng smartphone trên thế giới đang mắc phải hội chứng rung ảo”. Con số này dường như đã trở thành một hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh những người đang phụ thuộc quá nhiều vào những chiếc smartphone.

Nạn nhân của hội chứng này có thể đến từ mọi quốc gia và ở bất kỳ độ tuổi nào. Đa phần, những người này có thể thoải mái nói chuyện trực tiếp với mọi người, nhưng lại cảm thấy run sợ mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại vang lên và ngại phải nói chuyện qua điện thoại. Mặc dù hiện tại, chính thiết bị thông minh này đã giúp cho con người có thể giao tiếp với nhau dù ở rất xa nhưng lại khiến cho nhiều người tự hình thành hội chứng sợ nghe điện thoại mà không hề hay biết.

Empty

 

Cụ thể, hội chứng rung ảo (hay còn gọi là hội chứng Phantom Vibration) này sẽ khiến người dùng có cảm giác “smartphone đã trở thành một phần cơ thể” của họ và họ nghĩ điện thoại đang rung trong túi quần, nhưng thực tế nó lại chỉ là ảo giác.

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến hội chứng rung ảo?


Lý giải cho nguyên nhân của hội chứng này, các nhà khoa học phán đoán có thể là do chuông báo thức, tin nhắn, cuộc gọi đến, thông báo từ mạng xã hội, email… Bởi tất cả những thông báo này đều tạo nên những đợt rung bất ngờ, từ đó thôi thúc người dùng phải nhanh chóng kiểm tra điện thoại ngay. Vô tình, điều này hình thành nên một phản xạ có điều kiện. Hậu quả là, khi gặp phải tình trạng này quá nhiều, người dùng sẽ sinh ra sự tưởng tượng rằng túi quần của mình đang rung hoặc điện thoại tự phát sáng màn hình.

1

 

Khi thời đại của smartphone lên ngôi, các loại thông báo từ ứng dụng điện thoại xuất hiện ngày càng nhiều, từ đó làm hội chứng rung ảo trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người dùng. Vì vậy, tới thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để chống lại hội chứng kỳ lạ này.

Một vài biểu hiện điển hình của hội chứng rung ảo mà bạn nên nắm rõ:

– Không muốn chủ động nghe hay gọi điện thoại cho bất kỳ ai, nếu có thể sẽ sử dụng biện pháp nhắn tin hoặc gửi email.

2

 

– Thấy số lạ gọi đến sẽ dứt khoát không bắt máy. Kể cả có cuộc gọi nhỡ cũng sẽ hiếm khi chủ động liên lạc lại.

– Điện thoại luôn để ở chế độ im lặng, bất ngờ khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại lại cảm thấy giật mình, căng thẳng.

– Trong những trường hợp buộc phải nghe máy, trong lòng sẽ cảm thấy rất bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc gọi.

“Không nhiều người muốn điều trị khỏi hội chứng này”

Dù nghe hội chứng này có vẻ rất nghiêm trọng nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy, có rất ít người muốn điều trị hội chứng này. Do đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kết luận khá trớ trêu: “Việc suy nghĩ để tìm cách chữa khỏi hội chứng rung ảo có thể là không cần thiết. Vì vậy, việc duy nhất bạn cần làm là giữ sức khỏe tinh thần khi sử dụng smartphone, học cách phản ứng điềm đạm hơn với những thông báo trên chiếc điện thoại của mình”.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...