Hãy dè chừng, thứ phụ kiện phổ biến trong tủ thời trang với mọi kích thước, kiểu dáng khác nhau có thể là sát thủ cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro sức khỏe liên quan đến sát thủ cao gót này.
Theo một số nghiên cứu, nếu giày gót cao trên 12cm sẽ khiến tư thế cơ thể biến dạng nhiều. Sự biến dạng này ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm tử cung và hệ sinh sản.
Tiến sĩ Sagarika Aggarwal, chuyên gia về thụ tinh ống nghiệm cho biết, đi giày cao gót thường xuyên sẽ tác động sâu sắc đến tư thế cơ thể. Tư thế mất cân bằng khiến cơ quan sinh sản trong đó có có tử cung khó phục hồi về mặt sinh lý, từ đó gây ra đau trong thời kỳ kinh nguyệt, giao hợp và dẫn tới nhiều vấn đề liên quan đến sinh sản.
Giày cao gót rất hấp dẫn các cô gái, nhất là khi họ bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu trưởng thành về sinh lý cũng như tâm lý. Và họ cần đặc biệt chú ý đến điều này. Khi sử dụng giày cao gót, tư thế cơ thể thay đổi, áp lực gia tăng lên xương chậu, các cơ quan trong khoang khung chậu bị ép lại. Sự co thắt khung chậu có thể gây hại cho các cơ quan và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Chưa kể tư thế không phù hợp ảnh hưởng đến cột sống.
Bác sĩ phụ khoa, Tiến sĩ Archana S.Ayyanathan cho biết: “Những cô gái thường xuyên mang giày cao gót, sẽ gặp khó khăn trong việc sinh con cùng với những cơn đau và nhiều vấn đề khác khi làm mẹ”.
Một nguyên nhân phổ biến gây đau trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục là do giày gót cao vì nó khiến hệ thống dây chằng hỗ trợ tử cung bị suy yếu, và khả năng sa tử cung tăng lên dẫn đến việc khó sinh con hơn.
Một số gợi ý hàng đầu về giày dép để có đôi chân khỏe mạnh trong thai kỳ bao gồm:
– Đi giày thoải mái, lý tưởng là giày có dây đeo, ren.
– Chọn độ cao gót giày chỉ tầm 3cm trở xuống giúp đôi chân giảm bớt áp lực sức nặng cơ thể.
– Không đi giày cao gót. Tránh bắt chéo chân khi ngồi.
– Tập một số động tác chân nhẹ nhàng làm giảm phù nề cũng như ngăn ngừa chuột rút thời kỳ mang thai.