Ung thư là do DNA ở người bị sai hỏng và gửi các tín hiệu nhân bản quá mức lên tế bào khỏe mạnh dẫn đến việc phân chia tế bào vô tổ chức. Muốn phá vỡ DNA đòi hỏi phải có tác động của một năng lượng khổng lồ từ bức xạ ion hóa như tia X hoặc xạ trị. Sóng điện thoại di động chỉ mang một phần năng lượng nhỏ và sóng wi-fi lại càng yếu hơn nên rất khó có khả năng tác động đến cấu trúc DNA.
Các nhà khoa học đánh giá, bằng chứng về mối quan hệ giữa bức xạ RF (tần số vô tuyến) từ điện thoại di động và ung thư là khá yếu kém. Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư liệt kê điện thoại di động là tác nhân có thể gây ung thư chứ không phải là tác nhân gây ung thư.
Những lo ngại về việc sóng điện thoại di động gây ung thư xuất hiện từ thời mọi người còn chơi trò snake trên điện thoại thường. Tuy nhiên với sự phổ biến của điện thoại di động trong vài thập kỷ qua, sẽ rất nghiêm trọng nếu chúng thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Vào năm 1992 ở Mỹ hầu như không ai sử dụng điện thoại di động. Đến nay, điện thoại di động đã phổ biến nhưng số người bị u não gần như không thay đổi. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên hàng nghìn người ở 13 quốc gia cho thấy điện thoại di động không làm tăng nguy cơ u não.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Nam Phi ngón chân 1,7 triệu năm tuổi của khủng long bị ung thư xương. Điều đó cho thấy ung thư xuất hiện từ rất lâu, ít nhất một loài khủng long gặp phải khối u mạch máu. Phát hiện này có thể kết thúc những giải thích trước đây từ nhiều nhà khoa học cho rằng ung thư do con người tạo ra.