Đây là kết luận của nghiên cứu mới do Đại học Ulm (Đức) thực hiện và được xuất bản trên tạp chí PNAS.
Theo Medical News Today, nghiên cứu này là không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy lớn lên ở vùng đô thị thiếu đa dạng vi khuẩn có thể làm suy yếu sức khỏe thể chất. Nhưng nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nguy cơ rối loạn tâm thần lớn hơn có thể là hậu quả không mong muốn của việc lớn lên trong môi trường với ít cơ hội tương tác với nhiều loại vi khuẩn hơn.
Christopher A. Lowry, giáo sư về sinh lý học tích hợp tại Đại học Colorado Boulder, nói: “Việc tiếp xúc với vật nuôi và môi trường nông thôn trong quá trình phát triển giúp giảm nguy cơ bị hen suyễn và dị ứng sau này trong cuộc sống”.
Sự tồn tại của con người ngày càng trở nên đô thị hóa. Năm 1950, chỉ có 1/3 dân số thế giới sống ở các thành phố. Đến năm 2014, con số này đã tăng lên 54% và dự kiến sẽ tăng lên 66% vào năm 2050.
Việc đô thị hóa ngày càng tăng và những thay đổi trong lối sống đi kèm với nó có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định do giảm tương tác với nhiều loại vi khuẩn. Lý thuyết này có nguồn gốc từ nghiên cứu kéo dài 30 năm trước đây cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn ở trẻ nhỏ là lý do khiến tỷ lệ bệnh hen suyễn và các bệnh liên quan đến dị ứng tăng lên trong thế kỷ 20.
Trong bài nghiên cứu trên, tác giả Stefan O. Reber, giáo sư về tâm lý phân tử tại Đại học Ulm, và nhóm của ông sử dụng thuật ngữ “những người bạn cũ” để chỉ những vi khuẩn cùng tiến hóa với con người.
Giáo sư Lowry và các đồng nghiệp trước đây đã thảo luận “sự mất tiếp xúc liên tục với các sinh vật mà chúng ta cùng tiến hóa” có thể đổ lỗi cho “sự thất bại trong việc điều chỉnh các phản ứng miễn dịch viêm không phù hợp” được thấy ở nhiều thành phố và cư dân thành thị hiện đại các quốc gia giàu có hơn.
Họ cũng thừa nhận rằng nghiên cứu không tính đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tiếp xúc của trẻ với vi khuẩn. Chúng bao gồm, ví dụ, sinh mổ hay sinh tự nhiên, cho con bú sữa mẹ, bú sữa công thức, sử dụng kháng sinh và chế độ ăn uống…
Các nhà nghiên cứu cho rằng những người sống trong thành phố nên dành thời gian trong tự nhiên và ăn các loại thực phẩm “giàu vi khuẩn khỏe mạnh” là chìa khóa để sống khỏe khi sống ở thành phố.