Khổng Tử (551 – 479 TCN), họ Khổng, khi chào đời, đỉnh đầu ông gồ lên, ở giữa lõm xuống cho nên được đặt tên là Khâu (tức, cái gò), tự là Trọng Ni. Ông sinh ra ở ấp Trâu, người làng Xương Bình nước Lỗ.
Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng Trung Hoa, là người sáng lập ra Nho giáo. Các bài giảng và triết lý của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Ở Đài Loan, ông được tôn xưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời).
Triết học của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và chủ trương cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, xác định các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, coi trọng “đạo trung dung” và các đức tính “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.
Sử ký Tư Mã thiên đã nhắc đến Khổng Tử như sau: “Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền tới hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến “lục nghệ” đều lấy Khổng Tư làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy.”
Dưới đây là 5 điều xấu rất nhiều người mắc phải mà Khổng Tử đúc kết ra
Điều xấu thứ nhất: “Hại người lợi mình”: Người hại người khác để làm lợi cho mình thì đó là một người xấu, người này sẽ không gặp được may mắn.
Điều xấu thứ hai: “Khinh già trọng trẻ là gia đình xấu”. Người già bỏ mặc không chăm, không quan tâm, không phụng dưỡng mà đem tất cả tình yêu thương đặt lên trẻ nhỏ. Gia đình nào như vậy thì sẽ không gặp may mắn rồi.
Điều xấu thứ 3: “Thích nổi danh nhưng bất tài là đất nước suy.” Người thích nổi danh sẽ thích những kẻ xu nịnh và bài xích những người hiền đức, đây là cái họa của quốc gia.
Điều xấu thứ 4: “Già không dạy bảo, trẻ thời không học, đó cũng là tập tục xấu ở đời.” Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi thì mang tâm ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm, đây là thói quen không tốt.
Điều xấu thứ 5: “Thánh nhân không quản, người xấu tự ý làm loạn, đây cũng là điều xấu đối với thiên hạ.” Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh, họ đều đi ẩn cư hết.
Cổ nhân xưa có câu: ““Người có phúc sẽ ở đất lành, đất lành ở nơi người phúc đức.” Ý nói người sống có đức thì dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa vẫn có quý nhân phù trợ, làm gì cũng thuận. Người xưa thường đề cao phong thủy, cho rằng may mắn giàu sang hay không là do phong thủy, nhưng kỳ thực phong thủy cũng là một phần. Muốn phúc lành thì đừng nhìn vào phong thủy mà trước tiên nên nhìn vào đức hạnh của con người.