Adele Parks có tư tưởng rằng nam nữ bình đẳng và Jim Pride – chồng cô cũng vậy. Họ tin rằng đàn ông và phụ nữ nên được đối xử công bằng. “Tôi không thường làm theo cách người ta vẫn làm, nhưng tôi tự tin rằng cách đó là đúng cho bản thân và gia đình”.
Cô chia sẻ: “Như truyền thống, mọi người sau đám cưới đều gọi chúng tôi là ông bà Pride. Mọi người ở đây bao gồm cả người làm văn thư, lái xe của chúng tôi, lễ tân khách sạn và khi chúng tôi về nhà thì là cả những người thân yêu nữa. Cái tên Adele Pride là một cái tên dễ thương nhưng có phần nào xa lạ. Làm nghề viết, tôi thường xuyên được nhìn thấy tên mình được in ra. Khi lấy Jim tôi đã 35 tuổi, có lẽ đã hơi già để dễ chịu với những thay đổi. Thế là, tôi vẫn không đổi tên mình một cách chính thức, tôi tiếp tục viết là Adele Parks. Ở trường của con trai, một số thầy cô giáo vẫn gọi nhầm tôi là bà Parks, vì tên con tôi là Conrad Parks. Tôi nhận ra là nếu tôi đổi tên thì con trai tôi cũng phải đổi tên”.
|
Hai vợ chồng Adele Parks và Jim Pride. Ảnh: TheGuardian |
Một số rắc rối đã xảy ra với những cái tên. Không ai biết nên ghi thế nào trên thiệp giáng sinh hoặc nói đến gia đình họ một cách chính xác. Jim Pride, Adele Parks và Conrad Parks – vậy phải gọi họ là nhà Parks hay nhà Pride?. “Tôi cảm thấy một sức ép từ xã hội rằng một gia đình chỉ thực sự là một gia đình khi có cùng một họ. Về lí trí, tôi thấy điều đó là không đúng (với sự bình đẳng nam nữ), nhưng trong lòng tôi lại cảm thấy mong muốn một cái tên gia đình” – cô nói. Tên khác nhau còn khiến con trai họ luôn bị hỏi họ là gì của nhau và tại sao lại đi cùng nhau, đặc biệt là khi chỉ đi với bố. Cậu con trai Conrad cũng cảm thấy không thoải mái về điều này.
“Thế rồi Jim nói rằng anh ấy nên đổi tên. Tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng anh đùa rằng vì chúng tôi là một gia đình dân chủ, có hai trong ba người đã là Parks rồi nên anh cũng có quyền được làm điều đó”. Jim yêu cái tên của mình, nhưng anh yêu gia đình mình nhiều hơn và cũng muốn gia đình có một cái tên thống nhất.
“Jim nói rằng, vì đàn ông không còn sở hữu vợ của mình nữa, giờ chúng ta đã có quyền tự quyết định, nghề nghiệp riêng và cuộc sống độc lập riêng – nên cần đặt dấu hỏi với việc phụ nữ tự động từ bỏ tên của mình. Sao không phải là cách khác?”, Adele kể.
Adele cũng cảm thấy có lỗi và lo sợ với những đánh giá của mọi người. “Tôi yêu Jim Pride và không muốn mất phần nào của anh ấy. Tôi cũng không muốn anh ấy bị người ta chỉ trỏ. Mọi người có nghĩ rằng lựa chọn ấy là mạnh mẽ hay không, hay lại nghĩ rằng đó là nhu nhược?”.
Nhưng Jim không quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Anh cho rằng nếu đổi tên đồng nghĩa với nhu nhược thì tương lai quốc gia thật bi đát. Vì theo logic mà nói, phụ nữ ai đổi tên cũng nhu nhược mà thực tế có phải như vậy đâu. Gia đình Jim cũng tôn trọng cuộc sống riêng của anh và không bình luận gì về chuyện này. Ngược lại, gia đình Adele cảm thấy có chút “kì quặc” vì họ là những người khá truyền thống.
“Vào ngày kỉ niệm của chúng tôi, anh ấy đã tặng tôi một văn bản nói rằng mình đã đi đổi tên. Thật quá lãng mạn. Tôi đã yêu anh ấy vì điều đó, giờ tôi còn yêu anh ấy bởi những gì học được từ anh nữa” – cô chia sẻ.
Adele Parks hi vọng trong một thế hệ tương lai nào đó, việc chồng lấy họ của vợ hay vợ lấy họ của chồng sẽ đều là điều bình thường. “Sự thay đổi trong xã hội chỉ có thể được tạo ra khi có những người tiên phong. Trong quá khứ, chúng ta cũng ít từng nghĩ đến giáo dục cho phụ nữ, phản đối chiến tranh hay hôn nhân đồng tính. Giờ xã hội đã rộng mở với cái mới hơn và chúng ta nhờ thế sẽ trở nên tốt hơn”.
Công viên biến thành hồ nước mỗi mùa hè |