Khổng Tử là một trong những nhà khai sáng Nhon giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.
Khổng Tử là người uyên thâm, hiểu biết rộng, sự học của ông càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho. Năm sau, ông trở về nước Lỗ lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó ông được 36 tuổi.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để đem lại thái bình cho dân chúng.
Nhan Uyên, một học trò ưu tú của Khổng Tử ngậm ngùi than rằng “Đạo của thầy càng ngước trông lên càng thấy cao, càng nỗ lực nghiên cứu càng thấy sâu. Mới chiêm nghiệm thấy ở phía trước, đột nhiên lại hiện phía sau lưng. Thầy khéo dẫn dắt dần từng bước trước sau giảng cho ta thấu triệt. Thầy dùng đủ loại văn chương, làm cho tri thức của ta thêm phong phú, lại biết dùng lễ tiết để đưa hành vi của ta dần vào khuôn phép, khiến cho mình dù muốn thôi cũng không thôi được, đã đua hết tài lực ra học thế mà vẫn trông thấy đạo của thầy ta như đang đứng sững trước mặt. Ta dẫu muốn theo đến cùng, mà vẫn không tài nào đạt được như yêu cầu của thầy ta. Khổng Tử nói về hoạt động dạy học của ông “Ta chẳng gặp được người đạt mức trung dung để truyền đạo nên buộc lòng phải tìm đến hạng cuồng giả, quyến giả. Cuồng giả có tinh thần tiến thủ mãnh liệt. Quyến giả biết giữ lòng ngay thẳng, không bao giờ làm chuyện bất nghĩa.”
Khổng Tử đề cao các giá trị cốt lõi, tinh thần. Có người nói, phong thủy nhà đẹp thì người trong nhà hưởng phúc, nhưng theo Khổng Tử, có 5 điều mạnh hơn phong thủy, làm sai thì lụi bại, làm tốt thì thịnh hưng.
1. Làm điều ác, thu lợi từ việc hãm hại người khác là điều gây họa mà phong thủy tốt cũng không tránh được. Khổng Tử răn rằng, hôm nay hại người ắt mai người sẽ hại lại, bằng không, của bất chính không bền lâu, người bất nhân không hưởng thọ.
2. Không chăm lo, hiếu kính đúng mực với người lớn tuổi. Trưởng bối là cội rễ, lưu truyền gia phong, nếp nhà. Nhà không có cội như cây không có rễ, sớm ngày tàn lụi.
3. Suy rộng ra, một quốc gia là một gia đình lớn, quốc gia mà kẻ vô đạo lên nắm quyền, người gian ác được trọng dụng hơn hiền tài thì ắt đi vào diệt vong. Trí tuệ và đức độ là điều mạnh hơn phong thủy.
4. Văn hóa dân tộc là nền móng quốc gia, văn hóa vững thì quốc gia mạnh, văn hóa yếu thì quốc gia suy đồi. Nhược bằng ngược lại thì phong thủy hay cũng chẳng để làm gì.
5. Lời răn về phong thủy của Khổng Tử còn mở rộng ra, mỗi quốc gia như một gia đình trong thế giới rộng lớn. Người có đạo đức, trí tuệ và tâm huyết bị thay thế bởi những kể tham lam, vô độ, tàn bạo trong những vị trí chủ chốt, thì thế giới đi vào con đường lầm lạc. Thế giới lầm lạc thì quốc gia chịu ảnh hưởng, gia đình chịu họa lây.